Phụ lụ cA Các giao thức liên quan đến VoIP

Một phần của tài liệu Kiến thức về VoIP - Ebook (Trang 73 - 76)

đến VoIP

A.1 Bộ giao thức TCP/IP

Bộ giao thức TCP/IP đợc thiết kế để giao tiếp giữa các hệ máy tính khác loại. Nó đợc phát triển từ một dự án của Bộ quốc phòng Mỹ có tên Advanced Research Projects Agency (DARPA).

Có nhiều lý do để TCP/IP trở nên phổ biến, trong đó có hai lý do chính. Thứ nhất, DARPA đã cung cấp một khối lợng lớn để bộ giao thức này trở thành một phần của hệ thống UNIX của Berkeley. Khi TCP/IP dợc giới thiệu ra thị trờng th- ơng mại, UNIX đã luôn kể về nó. Berkeley UNIX và TCP/IP trở thành hệ điều hành và giao thức chuẩn cho lựa chọn của các trờng đại học tổng hợp. Tại đây, nó đợc sử dụng với các trạm làm việc trong kỹ thuật và nghiên cứu môi trờng. 1983, chính phủ Mỹ đề xuất các mạng của chính phủ dùng giao thức TCP/IP.

Lý do thứ hai là khả năng của giao thức cho phép các hệ máy tính khác loại giao tiếp với nhau thông qua mạng. Khi TCP/IP tràn vào, các giao thức khác vẫn còn rất phổ biến với các nhà cung cấp LAN. Các giao thức này đã hạn chế những NSD bởi vì giao thức phụ thuộc ngời bán.

TCP/IP làm cho các máy tính và các hệ điều hành khác loại hoạt động đan xen nhau. Ví dụ, hệ thống DEC chạy hệ điều hành VMS kết hợp với TCP/IP (nh hệ điều hành mạng) có thể truyền thông với trạm của SUN Microsystem UNIX đang chạy TCP/IP. Khi hoạt động nh vậy, TCP/IP không làm ảnh hởng tới cấu trúc phần cứng và hệ điều hành của các máy tính thành phần.

TCP/IP đã phát triển trên một kiến trúc cho phép các máy tính có hệ điều hành và kiến trúc phần cứng thay đổi vẫn thông tin đợc với nhau. Nó chạy nh một chơng trình ứng dụng trên các hệ thóng đó.

Hình A.1 mô tả kiến trúc mạng TCP/IP có so sánh với mô hình tham chiếu OSI.

Hình A.1 TCP/IP so sánh với OSI

Hình A.2 TCP/IP tơng ứng với tầng 3 và 4 mô hình OSI Theo mô hình OSI, mỗi tầng có một giao thức phân biệt. Trong hình ta thấy sự tơng ứng giữa mô hình OSI và mô hình TCP/IP. Trái tim của giao thức TCP/IP là giao thức tơng ứng với tầng 3 và 4 ở mô hình OSI (Hình A.2).

Giao thức IP tơng ứng với giao thức tầng mạng, còn giao thức TCP tơng ứng giao thức tầng giao vận. Các ứng dụng sẽ chạy thẳng trên giao thức này. Các ứng dụng cụ thể nh: truyền file, th điện tử... Ta thấy giao thức TCP/IP chạy độc lập với các giao thức tầng liên kết dữ liệu và tầng vật lý. Nó có thể chạy trên mạng Ethernet, Token Ring, FDDI, đờng truyền nối tiếp, X.25...

A.1.1 Giao thức IP

Mục đích của giao thức IP là kết nối các mạng con thành dạng internet để truyền dữ liệu. Giao thức IP cung cấp bốn chức năng:

- Đơn vị cơ sở cho truyền dữ liệu. - Đánh địa chỉ.

- Chọn đờng.

- Phân đoạn các datagram.

- Đơn vị cơ sở cho truyền dữ liệu.

Mục đích đầu tiên của IP là cung cấp các thuật toán truyền dữ liệu giữa các mạng. Nó cung cấp một dịch vụ phân phát không kết nối cho các giao thức tầng cao hơn. Nghĩa là nó không thiết lập phiên (session) làm việc giữa trạm truyền và trạm nhận. IP gói (encapsulate) dữ liệu và phát nó với một sự nỗ lực nhất. IP không báo cho ngời nhận và ngời gửi về tình trạng gói dữ liệu mà cố gắng phát nó, do đó gọi là dịch vụ nỗ lực nhất. Nếu tầng liên kết dữ liệu bị lỗi thì IP cũng không thông báo mà cứ gửi lên tầng trên. Do đó, tới tầng TCP dữ liệu phải đợc phục hồi lỗi. Nói cách khác, tầng TCP phải có cơ chế timeout đối với việc truyền đó và sẽ phải gửi lại (resend) dữ liệu.

Trớc khi phát dữ liệu xuống tầng dới, IP thêm vào các thông tin điều khiển để báo cho tầng 2 biết có thông báo cần gửi vào mạng. Đơn vị thông tin IP truyền đi gọi là datagram, còn khi truyền trên mạng gọi là gói. Các gói đợc truyền với tốc độ cao trên mạng.

Giao thức IP không quan tâm kiểu dữ liệu trong gói. Các dữ liệu phải thêm các thông tin điều khiển gọi là đầu IP (IP header). Hình A.3 chỉ ra cách IP gói thông tin và một đầu gói chuẩn của một datagram IP.

Hình A.3 Khuôn dạng của IP header Các trờng trong IP header đợc định nghĩa nh sau:

- VERS: Định nghĩa phiên bản hiện thời của IP trên mạng. Phiên bản này là Version 4 còn phiên bản sau cùng là Verrsion 6.

Một phần của tài liệu Kiến thức về VoIP - Ebook (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w