Các dấu hiệu nhận biết cần phải thay đổi và nhân tố tác động đến thay đổi tổ chức

Một phần của tài liệu Thiết kế cấu trúc tổ chức (Trang 34 - 36)

đến thay đổi tổ chức

Dựa vào mục đích của doanh nghiệp

Mục đích của sự thay đổi tổ chức là tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp, tạo sức mạnh vô hình cho doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh và phát triển.

Để đạt được mục đích của doanh nghiệp thì khi thay đổi tổ chức nhà quản trị cần phải hoạch định một quy trình thay đổi cụ thể : Quy trình thay đổi nên được bắt đầu với những tuyên bố rõ ràng và chi tiết về các mục tiêu muốn vươn

tới. Các mục tiêu này nên được trình bày trong bối cảnh tình hình thực tế và liên quan với mục đích chung của công ty. Điều này yêu cầu hoạt động thông tin và giao tiếp nội bộ phải được đảm bảo thông suốt để toàn bộ nhân viên đều chắc chắn rằng tập thể đang đi đúng hướng, đồng thời các mục tiêu lớn của công ty không mâu thuẫn với nhu cầu của nhân viên.

Dựa vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp

Khi chiến lược phát triển của doanh nghiệp thay đổi thì cần phải có một tổ chức phù hợp với chiến lược. Vì vậy,thay đổi tổ chức nên được thực hiện theo chiến lược phát triển doanh nghiệp

Các ảnh hưởng trong quá trình thay đổi

Khi thay đổi một tổ chức trong công ty thường phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình thay đổi như: sự chống đối ,loại bỏ…

Các vấn đề phát sinh trong quá trình thay đổi thường trải qua 5 giai đoạn:

1. Giai đoạn chống đối

2. Giai đoạn từ chối chấp nhận/bảo vệ 3. Giai đoạn loại bỏ những cái cũ 4. Giai đoạn thích nghi với thay đổi 5. Giai đoạn thay thế hoàn toàn cái cũ

Quá trình thay đổi tổ chức thường đi qua 3 giai đoạn: 1. Nhận dạng sự không hài lòng với tình trạng hiện hành 2. Thực hiện sự thay đổi

3. Đưa thay đổi vào công việc hàng ngày

Truyền thông

Trong quá trình thay đổi tổ chức, luôn xuất hiện những vấn đề và sự chống đối. Vì vậy nhà quản trị phải bảo đảm các thông tin luôn được xuyên suốt trong quá trình thay đổi tổ chức. Do đó , nhà quản trị cần dung một số công cụ để giải quyết những vấn đề và chống đối

− Thông tin có hiệu quả: khuyến khích ;thông tin 2 chiều, thông tin phải rõ ràng, nhất quán;

− Xây dựng điển hình;

− Tiếp xúc để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân viên; − Xây dựng lại lòng tự trọng của nhân viên;

− Khuyến khích nhân viên tham gia và huấn luyện; − Sử dụng tư vấn bên ngoài;

− Giải quyết khác nhau về văn hoá (những thay đổi có tính quốc tế);

Nguồn lực

Nguồn nhân sự là một trong những yếu tố rất quan trọng trong tổ chức.Vì vậy nhà quản trị cần phải có cái nhìn chính xác và toàn diện đối với các thành viên trong tổ chức. Một số vấn đề sau luôn phát sinh trong tổ chức mà các nhà quản trị cần phải nhìn nhận và khắc phục để có một tổ chức hoàn thiện,luôn năng động trong công việc

− Sự mất công xứng về trình độ chuyên môn và năng lực của các thành viên trong tổ chức

− Quyền lợi và trách nhiệm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc

− Tinh thần trách nhiệm làm việc bị giảm sút vì tính cách của nhà lãnh đạo. Do đó nhân viên không tìm thấy tiếng nói, mục tiêu chung và động lực làm việc

− Nhân viên trong tổ chức luôn tìm kiếm một môi trường khác tốt hơn (Các yếu tố khác tác động đến mức độ trung thành trong doanh nghiệp).

− Chi phí nhân viên quá cao so với yêu cầu nhân sự cho công việc (nhiều người mà ít việc) do đó phải cơ cấu lại tổ chức

− Bộ máy tổ chức cũ kỷ, lạc hậu nên không hiệu quả trong công việc, sự liên kết giữa các bộ phận kém

− Luôn luôn hướng đến sự thay đổi để hoàn thiện bộ máy tổ chức (mô hình sau luôn khắc phục được những nhược điểm của mô hình ban đầu)

Một phần của tài liệu Thiết kế cấu trúc tổ chức (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w