Chăm sóc và bảo dỡng hệ thống phanh I Máy nén khí

Một phần của tài liệu Thiết kế cải tiến HTP xe ZIL130 theo hướng chia dòng, điều chỉnh lực phanh cho các bánh xe cầu sau (Trang 64 - 68)

I.Máy nén khí

Máy nén khí chạy đợc là nhờ dây curoa truyền từ puli của quạt gió đến. Nếu dây curoa bị chùng, năng suất của máy nén khí bị giảmvà áp suất trong hệ thống bị giảm theo. Độ căng của dây curoa đợc coi là đủ nếu độ võng ở phần giữa của nó đạt đợc từ 10 -15 (mm) khi tác dụng một lực 29,4-39,2 N.

Độ căng của dây curoa đợc điều chỉnh bằng cách dịch chuyển vị trí của máy nén ở nắp xylanh động cơ

Nếu các van của máy nén bị hở sẽ làm giảm áp suất trong hệ thống dẫn động phanh, nguyên nhân cơ bản của việc mất độ kín là sự mòn tự nhiên của các van. Vì vậy qua mỗi quãng đờng chạy từ 40.000- 50.000 Km phải nhấc nắp đậy máy nén ra để kiểm tra độ kín của các van, cũng nh để làm sạch piston, lò xo và đế van. Những van không đảm bảo độ kín thì phải rà lại đế, đế nào mài mòn nhiều thì phải thay mới.

Những van mới phải rà cho tới khi tạo đợc một vành tiếp xúc liên tục, vành này đợc kiểm tra bằng sơn. Độ kín của van lu thông cũng đợc kiểm tra tơng tự.

Ngoài ra các chi tiết khác nh vòng găng dùng lâu dễ bị mài mòn, dẫn đến năng suất của máy nén và áp suất trong hệ thống bị giảm xuống. Khi đó cần tháo ra và thay thế mới vòng găng.

II Bộ điều chỉnh áp suất

Bộ điều chỉnh áp suất dùng để khống chế tự động áp suất cần thiết của không khí trong hệ thống dẫn động phanh bằng khí nén. Nếu áp suất đạt đợc 0,7 -0,74 MN/m2 thì bộ điều chỉnh phải ngắt việc nạp không khí từ máy nén đến. Khi áp suất giảm tới 0,56-0,6 MN/m2 thì bộ điều chỉnh lại cho máy nén làm việc.

Nếu bộ điều chỉnh không giữ đợc áp suất không khí trong giới hạn quy định, thì phải lấy nó ra rửa bằng xăng không có êtila và sấy khô. Những chi tiết hỏng thì phải thay và điều chỉnh lại. Về mùa đông, nếu bộ điều chỉnh làm việc không rõ ràng thì phải sởi ấm bằng giẻ thấm nớc nóng

III. Cơ cấu phanh

Việc điều chỉnh toàn bộ cụm phanh đợc tiến hành sau khi tháo phanh, thay guốc và má phanh. Khi tâm của trống phanh và tâm má phanh không trùng nhau thì phải điều chỉnh. Nếu điều chỉnh không đúng sẽ làm cho hiệu quả phanh giảm xuống. Tuyệt đối cấm ôtô làm việc với các phanh điều chỉnh không đúng.

Hình25: Điều chỉnh toàn bộ cụm phanh

Trớc khi điều chỉnh phanh, cần kiểm tra xem các ổ bi và moayơ bánh xe có đợc xiết đúng không, trờng hợp cần thiết phải điều chỉnh lại.

1.Dùng kích nâng trục lên cho tới khi bánh xe quay tự do

2. Nới êcu 1 của 2 và guốc 3 ra (hình 25) và xoay cho các chốt lệch tâm 4 gần lại nhau, quay trục 2 cho các dấu sát với nhau (dấu đánh ở mặt đầu ngoài trục, lòi ra khỏi êcu)

3. Nới lỏng êcu bắt giá đỡ cam ép vào đĩa phanh. Khi điều chỉnh các phanh của bánh sau, cũng cần nới các bulông bắt giá đỡ cam ép vào vỏ cầu sau.

4. Nạp không khí nén có áp suất từ 0,1-0,15 MN/m2 vào bầu phanh. Nếu không có khí nén , thì có thể ép guốc phanh sát vào trống phanh bằng cách ấn đòn điều chỉnh về phía di chuyển của cán bầu phanh.

5. Làm cho các guốc phanh đồng tâm bằng cách quay các chốt lệch tâm về phía này hay phía khác tới khi chúng tỳ sát hoàn toàn vào trống phanh.

6. Dùng thớc lá lúa để kiểm tra độ ép sát guốc phanh với trống phanh, lá 01mm không đợc đi qua hết toàn bộ bề rộng của má phanh.

7. Siết chặt các êcu của trục và êcu của bulông bắt giá đỡ trục cam ép vào đĩa phanh. Khi đó không đợc ngừng nạp không khí nén vào bầu phanh. Trong thời gian tiến hành công việc này phải giữ cho trục guốc phanh không quay.

8. Nối cán bầu phanh với đòn điều chỉnh. Trớc đó không đợc cho không khí nén vào bầu phanh.

9. Điều chỉnh hành trình của cán bầu phanh ( hình 26). Trị số của hành trình đối với các bánh xe trớc phải bằng 15-35 mm, đối với các bánh xe sau bằng 20-40 mm. Hành trình của cán 1 đợc điều chỉnh bằng cách quay trục vít 2 nhờ cờlê . Sau khiđiều chỉnh, phải kiểm tra lại hành trình của cán. Nó phải dịch chuyển đợc nhanh chóng khi đóng và mở phanh và không bị kẹt.

Hình 26: Điều chỉnh hành trình của cán bầu phanh

10. Sau khi điều chỉnh, cần phải kiểm tra khe hở giữa guốc và trống phanh (hình 29). Việc kiểm tra này đợc thực hiện bằng thớc lá lúa 1 qua cửa 2. Khe hở giữa trống 3 và má 4 đợc đo ở chỗ cách đầu guốc 40-45 mm. Trị số quy định của nó phải nằm trong giới hạn 0,2-0,6 mm ở gần trục của guốc và không nhỏ hơn 0,4 mm ở gần cam ép.

11. Kiểm tra lại chất lợng của tất cả quá trình điều khiển. Các trống phanh cần phải quay đều và dễ dàng, không bị chạm vào guốc.

Hình 27: Kiểm tra trị số khe hở

Chơng vI

Một phần của tài liệu Thiết kế cải tiến HTP xe ZIL130 theo hướng chia dòng, điều chỉnh lực phanh cho các bánh xe cầu sau (Trang 64 - 68)