4.4.1 Thuận lợi.
- Chủ động được về nguồn nhiên liệu, trữ lượng của nhiên liệu này lớn.
- Không phụ thuộc vào nguồn cung cấp và giá cả thị trường nhiên liệu dầu mỏ. - Giảm đáng kể lượng ô nhiễm của khí thải động cơ, giảm hiện tượng hiệu ứng nhà kính, cải thiện môi trường.
- Cung cấp một loại nhiên liệu mới sử dụng cho động cơ đốt trong.
- Không tốn chi phí vận chuyển và thuế nhập khẩu, khuyến khích đầu tư phát triển trong nước.
- Công nghệ chế biến biogas đơn giản, chi phí đầu tư cho thiết bị thấp, có thể sản xuất ở nhiều nơi.
4.4.2 Khó khăn.
- Biogas đã được sử dụng để chạy máy phát điện ở nông thôn nhưng chưa cấp được biogas vào đường ống nạp của động cơ với lượng chính xác.
- Cần xử lý sấy khan Biogas trước khi đưa vào làm nhiên liệu sử dụng trong động cơ, khử thành phần H2S để tăng tuổi thọ cho động cơ.
- Khí Biogas khi bị xì ra ngoài thì có mùi hôi khó chịu.
4.5Hướng phát triển của đề tài.
• Mức độ đạt được.
+ So sánh đặc tính hóa lý của biogas với nhiên liệu truyền thống và kết luận rằng biogas hoàn toàn có thể thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.
+ Biogas là nhiên liệu sạch cho động cơ đốt trong.
+ Sử dụng nhiên liệu biogas làm giảm bớt hàm lượng khí xả (HC, CO…) • Hướng phát triển của đề tài.
+ Chúng ta cần chú trọng và nghiên cứu sâu hơn về nhiên liệu biogas nhằm tận dụng hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo gần như vô tận (từ chất thải của quá trình sản xuất). + Hiện nay, ở Việt Nam hầu hết ứng dụng của biogas (sử dụng bộ trộn mixer) nên hiệu quả chưa cao, trong thời gian sắp tới cần thiết kế hệ thống phun khí gas điện tử để đáp ứng được yêu cầu phun biogas vào đường ống nạp của động cơ với lượng chính xác.
+ Trong tương lai, nhiên liệu khí có thể là nguồn nhiên liệu chính để sử dụng trên ôtô nên chúng ta cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa vấn đề lọc biogas, lưu trữ biogas …để sử dụng cho ôtô đạt hiệu quả cao nhất.