a) Bộ trộn Venturi.
Bộ trộn Venturi có tác dụng như một bộ chế hòa khí tiêu chuẩn. Loại này có các dạng kết cấu sau:
• Loại đường cấp gas xuyên qua nhiều lỗ khoan: * Loại các lỗ khoan bố trí xung quanh họng: Nguyên lý làm việc:
Nhiên liệu được cấp vào không gian xung quanh họng bộ hỗn hợp qua một đường gas chính, trên đó có bố trí van điều khiển bằng tay để điều chỉnh lượng Biogas cung cấp. Trên họng bộ hỗn hợp có các lỗ phun nhỏ phân bố đều theo chu vi họng để dẫn Biogas vào bên trong họng.
Ưu điểm: Nhiên liệu sẽ hòa trộn tốt với không khí. Nhược điểm: Kết cấu tương đối phức tạp, khó gia công.
a) c1: vận tốc khí vào cv: vận tốc khí ngay chỗ thắt dv: đường kính chỗ thắt di: đường kính họng nạp ci : vận tốc ở đầu họng nạp
b)
Hình 3.6 Bộ trộn Venturi với lỗ khoan bố trí xung quanh họng[1]
a: Sơ đồ nguyên lý; b: Kết cấu; c1 - Vận tốc tại cửa nạp; cv - Vận tốc tại họng venturi; di - Đường kính của bộ trộn; dv - Đường kính của họng venturi; ci - Vận tốc của hỗn hợp tại đường nạp của động cơ.
Hình 3.7 Bộ trộn Venturi loại các lỗ phun bố trí trên đỉnh[1]
- Đối với bộ hỗn hợp loại này có thể điều chỉnh cho phù hợp giữa lượng khí gas và không khí bằng cách thêm hoặc bớt các lỗ phun.
- Đối với loại (b): nhằm tăng diện tích điều chỉnh các lỗ phun.
- Đối với loại (c): loại này có diện tích điều chỉnh các lỗ lớn, mặt khác do đầu có dạng hình chóp nên tạo được sự xoáy của dòng khí, giúp hòa trộn giữa không khí và khí Biogas tốt hơn.
• Loại một đường gas vào: Bao gồm các loại sau: * Loại cùng chiều:
a)
b)
Hình 3.8 Họng Venturi với một đường biogas vào loại cùng chiều[1]
a: Sơ đồ nguyên lý; b: Kết cấu; 1 - Bầu lọc gió; 2 - Đường ống dẫn khí gas; 3 – Bướm ga; 4 - Họng phun gas.
Nguyên lý làm việc:
Dạng này dùng họng Venturi nguyên thủy của động cơ xăng. Gas được một đường ống dẫn tới vùng chân không của họng, ống này có thể dẫn theo đường trục bằng cách khoan xuyên qua thành bộ chế hòa khí.
Ưu điểm của dạng cải tạo này là có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo và lắp ráp. Khả năng hòa trộn không khí với nhiên liệu tốt.
Nhược điểm là đường ống dẫn gas đặt theo đường trục của bộ chế hòa khí nên gây ra tổn thất dòng khí gây ra tổn thất dòng khí và hệ số nạp bị giảm.
* Loại trực giao:
Hình 3.9 Họng Venturi với một đường biogas vào loại trực giao[1]
Nhược điểm: Sự hòa trộn sẽ không tốt bằng loại vòi phun.
Ưu điểm: Kết cấu khá đơn giản, thuận tiện cho việc gia công lắp đặt.
b) Van hỗn hợp điều khiển áp suất loại màng.
Các van hòa trộn khí điều khiển áp suất thường được dùng cho động cơ phương tiện vận tải hoạt động bằng LPG. Chúng được sản xuất trong một phạm vi rộng và trong các kích cỡ và chủng loại khác nhau cho các kích cỡ động cơ khác nhau.
Hình 3.10 Mặt cắt thể hiện van hòa trộn khí[1]
1- Bướm ga; 2 - Màng ngăn; 3 - Lò xo; 4 - Van côn gas; 5 - Vít điều chỉnh hỗn hợp; 6 - Điều chỉnh đường vòng không khí; 7 - Ống nạp không khí; 8 - Đường nạp của động cơ; 9 - Lỗ khoan tạo áp suất hút, nối thông M và R, không gian A của đường nạp không khí trước vùng hòa trộn, M - không gian dòng chảy hỗn hợp vào đường nạp động cơ, R - không gian sau màng, nối với màng M theo lỗ khoan (9).
Nguyên lý làm việc:
Khi động cơ làm việc trên đường nạp sẽ có độ chân không, vì không gian M thông với không gian sau màng R nên màng sẽ được hút lên trên, lò xo (3) bị nén lại đồng thời mở tiết diện lưu thông để không khí từ ống nạp không khí (7) đi vào không gian M. Lúc này biogas cũng qua van côn (4) đi vào không gian M để hòa trộn với không khí.
Ưu điểm: Lượng hỗn hợp sẽ thay đổi tương ứng với độ chân không trên đường nạp động cơ.
Nhược điểm: Kết cấu phức tạp, khó chế tạo, giá thành cao.
Loại venturi nhiên liệu và không khí được hòa trộn tốt hơn loại màng nhưng lượng hỗn hợp không thay đổi tương ứng với độ chân không trên đường nạp động cơ như loại màng.