Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 556.499,30 604.238,78 45877,

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cho sinh viên kinh tế: Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần CAFATEX (Trang 74 - 76)

- Sảnphẩm cao cấp: Trong 3 năm (2004 – 2006) tuy sảnphẩm cao cấp tiêu thụ mạnh hơn sản phẩm thô nhưng lại có sự biến động liên tục Vào năm 2004 tổng

2.Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 556.499,30 604.238,78 45877,

3. Vòng quay tổng tài sản:

(1)/(2) vòng 2,27 1,74 1,95

(Nguồn:Bảng cân đối kế toán của công ty Cafatex)

Qua kết quả phân tích từ 3 kỳ kinh doanh, vòng quay toàn bộ tài sản cứ giảm rồi lại tăng khác nhau và cao nhất là năm 2004. Năm 2005 giảm 0,53 vòng so với năm 2004, còn năm 2006 tăng 0,21vòng so với năm 2005. Tuy nhiên, mức tăng giảm này không nhiều. Điều này cho thấy công ty đã rất cố gắng trong việc sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn hiện có của đơn vị

không để bị chênh lệch nhiều. Nhìn chung, qua 3 năm cứ 1 đồng vốn bỏ ra đều mang lại hơn 1 đồng doanh thu. Năm 2005 có vòng quay toàn bộ tài sản thấp nhất. Tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn chiếm 81,34% tổng tài sản trong khi đó nợ phải trả lại chiếm 75,53% cho thấy công ty đã sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư tài sản cố định. Trong đó ảnh hưởng lớn nhất là hàng tồn kho chiếm 60,53% tổng tài sản. Nguyên nhân do trong năm này ảnh hưởng của vụ kiện còn quá mạnh hàng hóa của ta khó xuất sang các nước trong khi sản phẩm của công ty tiêu thụ được là nhờ vào việc xuất khẩu và một số hàng hóa của ta đang ứ đọng tại thị trường Mỹ lại rất khó bán. Trong năm 2005, công ty tiếp tục đầu tư thi công phần xây dựng cơ bản nhà máy chế biến cá. Vì vậy, vòng quay toàn bộ tài sản chưa cao, nguồn vốn cố định chưa được sử dụng hiệu quả một cách triệt để. Sang năm 2006, vòng quay toàn bộ tài sản tăng lên và đạt 1,95 vòng, cho thấy năm 2006 sử dụng vốn có hiệu quả hơn năm 2005.

Nhìn chung, ta thấy năm 2004 công ty có hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản hơn 2 năm 2005 và năm 2006. Tuy nhiên, công ty cần có biện pháp tăng doanh thu hơn nữa để tăng hiệu quả sử dụng vốn.

4.5.2.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA

Bảng 4.20: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN TÀI SẢN CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM (2004 – 2006)

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2004 2005 2006

1. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 90.447,71 8.126,16 5.311,60

2. Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 556.499,30 604.238,78 452.877,81

3. ROA: (1)/(2) % 16,25 1,34 1,17

(Nguồn:Bảng cân đối kế toán của công ty Cafatex)

So với năm 2004 thì 2 năm 2005 và 2006, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty giảm rất nhiều hay khả năng sinh lợi của vốn đầu tư càng thấp. Năm 2004 biểu hiện khả năng sinh lời tốt, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cao nhất trong 3 năm, cho thấy việc sử dụng tài sản có hiệu quả. Hai năm tiếp theo, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản giảm, biểu hiện khả năng sinh lời giảm. Nguyên nhân là do công ty sử dụng nguồn vốn lưu động mua sắm tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng... chuẩn bị đưa vào hoạt động các nhà máy. Trong giai đoạn này, công ty đang chú trọng mở rộng quy mô, xây dựng mới nhiều công trình... nên chưa phát huy hiệu quả sử dụng tài sản và chưa tạo nhiều lợi nhuận cho công ty.

4.5.3 Hiệu quả sử dụng chi phí 4.5.3.1 Hiệu suất sử dụng chi phí 4.5.3.1 Hiệu suất sử dụng chi phí

Bảng 4.21: HIỆU SUẤT SỬ DỤNG CHI PHÍ TRONG 3 NĂM (2004 – 2006)

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2004 2005 2006

1. Doanh thu thuần Triệu đồng 1.261.060,68 1.050.796,75 884.003,97

2. Tổng chi phí Triệu đồng 1.177.340,41 1.052.537,58 892.257,40

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cho sinh viên kinh tế: Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần CAFATEX (Trang 74 - 76)