Bộ phận tiêu thụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống nén khí biogas (Trang 59 - 62)

4 THIẾT KẾ LẮP ĐẶT TRẠM HỆ THỐNG NÉN KHÍ BIOGAS

4.5 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận trong hệ thống nén Biogas

4.5.2 Bộ phận tiêu thụ

4.5.2.1 Bình chứa

Hình 4.18: Bình chứa

1- thanh kẹp trên; 2 bình chứa; 3- thanh kẹp dưới.

Trong hệ thống nén sử dụng hai bình chứa khí CBG để nén Biogas có dung tích 30 lít, trọng lượng của bình 33kg/1 bình. Bình có thể chịu áp suất nén đến 200 bar tương đương với 6m3 khí. Mức độ an toàn của bình rất cao gấp 1,5 lần áp suất nén tức là khoảng 300 bar. Nên khi nén khí đến 200 bar thì mức độ an toàn của bình còn rất cao. Với các bình chứa khí nén thì tuổi thọ của bình sẽ giảm theo thời gian do trong quá trình làm việc bình chịu áp suất nén cao nên sẽ bị mỏi theo thời gian, ứng suất trên bề mặt bình cũng sẽ giảm. Do đó các bình chứa khí nén này sẽ được kiểm định lại theo định kì của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

2 1

4.5.2.2 Bộ phận chiết nạp khí

1. Khớp nối IMA5/P 2. Đệm

3. Nắp chụp IMA5/P 4. Thân xe/ thiết bị tiêu thụ

5. Đai ốc 27

6. Vòng khóa/ hạt bắp 7. Đai ốc xiết M14x1 8. Ống khí.

Hình 4.19: Bộ phận chiết nạp khí vào bình

Đầu chiết nạp nhanh nối với đường ống ra từ máy nén. Đầu nối nhanh này cấu tạo và nguyên lý làm việc như van một chiều để sau khi nạp khí xong, rút đường ống nạp ra thì khí trong bình không thể đi ra ngoài được.

4.5.2.3 Thiết bị sử dụng cuối cùng

Các thiết bị sử dụng cuối cùng có thể là động cơ tĩnh tại chạy máy phát điện, máy xay sát, máy bơm nước hoặc các phương tiện giao thông vận tải như xe buýt, xe tải nhỏ, xe du lịch…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống nén khí biogas (Trang 59 - 62)