MỐI QUAN HỆ GIỮA TƯ TƯỞNG “NHÂN NGHĨA” VÀ ĐƯỜNG LỐI “NHÂN CHÍNH”.

Một phần của tài liệu Pham trù nhân chính của mạnh tử và ảnh hưởng của nó ở việt nam (Trang 32 - 34)

Với tư tưởng cơ bản là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí và sự kết hợp “Nhân” và “Nghĩa” thành phạm trù “Nhân nghĩa” đóng vai trò là hai mặt là hai phương diện, là thể và dung của tâm, là tính và tình của tâm phải là gốc, là bản tính của con người. Cùng với mục tiêu lý tưởng của mình là mong muốn cho quốc thái dân an, nhân dân sống trong ấm no, hoà bình, được tôn trọng đề cao, Mạnh Tử đã xây dựng học thuyết “Nhân chính” của mình. kiên trì với chủ nghĩa nhân đạo, luôn một lòng trung thành với đạo để mà tu mình, luôn nhân từ, lượng thứ đối với mọi người do vây trên lĩnh vực chính trị càng lấy “Nhân nghĩa” làm gốc. Như trên đã nêu Mạnh Tử coi “nhân nghĩa” là thể - dụng, tính - tình của tâm, phải là gốc là bản tính của con người, do vậy trên lĩnh vực chính trị ông cũng lấy “nhân nghĩa” làm gốc, luôn một lòng trung thành với đạo để mà tu mình, luôn nhân từ, lượng thứ đối với người để dạy người. Ông coi hoạt động chính trị là lĩnh vực tối quan trọng để thi hành “nhân nghĩa”. Biểu hiện của “nhân nghĩa” trong đường lối chính trị của ông là đường lối “nhân chính”.

2.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA TƯ TƯỞNG “NHÂN NGHĨA” VÀ ĐƯỜNGLỐI “NHÂN CHÍNH”. LỐI “NHÂN CHÍNH”.

Mạnh Tử sống vào thời Chiến Cuốc - thời kỳ chiến tranh liên minh, bọn vua chúa chỉ lo mở rộng lãnh thổ, nâng cao quyền lực và hưởng thụ xa hoa theo lối vị ngã mà không lo cứu dân, không đoái hoài gì đến cuộc sống, quyền lợi, mong ước của dân. Trong bối cảnh như vậy, Mạnh Tử muốn đen tư tưởng “Nhân nghĩa” của mình giúp các ông vua thực hiện lối cai trị nhân đức, lấy dân làm gốc. Chính vì thế, trong học thuyết “nhân chính” của mình, Mạnh Tử đã chủ trương thi hành “nhân nghĩa”, coi “nhân nghĩa” là gốc của chính trị. Nhìn chung, triết thuyết chính trị của Mạnh Tử vẫn tôn trọng truyền thống cổ truyền của Nho giáo: làm cho dân giàu, làm cho tài sản sung túc và giáo hóa dân “thứ chi, phú chi, giáo chi”, nhưng đã đặt nó trên cơ sở nền tảng cơ bản nhất là “nhân nghĩa”. Ông cho rằng “nhà vua không nên nói đến lợi mà chỉ nên nói đến “nhân nghĩa”. (vương hà tất viết lợi, diệc hữu “nhân nghĩa” nhi dĩ hĩ” Lương Huệ Vương - thượng).

Nguồn gốc của đường lối chính trị “nhân nghĩa” ấy của ông bắt nguồn từ quan niệm của ông về tính thiện bẩm sinh của con người ai ai cũng như nhau: “người ta ai cũng có lòng bất nhẫn” (nhân giai hữu bất nhẫn chi tâm). Ở Mạnh Tử , chính trị vương đạo là chính trị nhân đạo: bảo dân, dưỡng dân và giáo dân. Ông đã không ngừng khuyên các vua các nước chư hầu phải quay về gốc của chính trị là thi hành “nhân nghĩa”. Theo ông: “các vua hiền ngày xưa có lòng bất nhẫn nên mới có chính sách bất nhẫn” (Tiên vương hữu bất nhẫn chi tâm, tư hữu bất nhẫn nhân chi chính hỷ - công tôn sửu, thượng). Như vậy, ông coi các vua thời ông là không có lòng bất nhẫn, đã không có lòng bất nhẫn thì không thuận ý trời, không thuận lòng dân. Ông cũng khẳng định, chỉ lấy đức thi hành chính trị “nhân nghĩa” thì mới là vương đạo. Trong đường lối chính trị phải thực hiện điều “nhân nghĩa”, thì các quan ai cũng muốn phục vụ triều đình, dân ai cũng muốn cày đất vua, thương gia ai cũng muốn đến chợ vua, và ai ai cũng muốn đi đường của vua. Nhờ thế mà triều đình được bền vững, không ai chống lại vua cả.

Phạm trù ”Nhân nghĩa” của Mạnh Tử được thể hiện rõ nhất, sâu sắc nhất ở đường lối chính trị của ông - đó là đường lối “Nhân chính”. Ở đường lối “Nhân chính” của Mạnh Tử là thực hiện “Nhân nghĩa” coi “Nhân

nghĩa” là gốc của chính trị. “Nhân chính ” không thể tách rời “Nhân nghĩa“. Trong hoàn cảnh bá đạo hoành hành, bá đạo lấn át vương đạo, nhân dân khổ cực, đất nước loạn lạc. Ông đưa ra đường lối “Nhân chính” với phạm trù “Nhân nghĩa” để khuyên răn mọi người (Nhất là bậc vua chúa cầm quyền), giúp mọi người tĩnh ngộ, lấy “Nhân nghĩa” mà quan hệ với nhau, và quan hệ giữa các nước với nhau nhằm cứu vớt muôn dân.

Thực chất đường lối “nhân chính” của Mạnh Tử là thực hiện “nhân nghĩa”, coi “nhân nghĩa” là gốc của chính trị. Trong hoàn cảnh bá đạo hoành hành, thiên hạ loạn lạc ông đem đường lối “nhân chính” (đường lối này theo ông là của thánh hiền, của các bậc tiên vương xưa như Nghiêu, Thuấn) không thể tách rời nhân nghĩa.

Một phần của tài liệu Pham trù nhân chính của mạnh tử và ảnh hưởng của nó ở việt nam (Trang 32 - 34)