Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng ở ĐBSCL theo quyết định 802002qđ TTg của thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng (Trang 103 - 104)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1.Kiến nghị với Chính phủ

Để phát triển việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, ngoài nhóm các giải pháp có thể thực hiện, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố như sau:

- Thứ nhất, Nhà nước cần xây dựng Luật Nông nghiệp. Luật này phải điều

chỉnh toàn bộ hoạt động sản xuất – chế biến – tiêu thụ nông sản. Những nội dung cơ bản của Luật Nông nghiệp: các loại hình tổ chức kinh doanh nông sản; các quy định về sản xuất nông nghiệp; các quy định về trợ cấp cho nông nghiệp (Việt Nam vẫn còn có thể trợ cấp cho nông nghiệp); các quy định về cho vay tín dụng; các quy định về hỗ trợ cho từng ngành sản xuất; các quy định về thương mại nông sản.

- Thứ hai, Nhà nước cần xóa bỏ hạn điền đối với hộ gia đình, cá nhân sử

dụng đất vào mục đích nông nghiệp theo quy định của Luật đất đai năm 2003 và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 ngày 21/6/2007. Mặc dù, Nhà nước có quy định hạn điền, nhưng trong thực tế hiện tượng

“xé rào” diễn ra khắp nơi. Thực tiễn cũng chứng minh rằng những người tích tụ ruộng đất “chui” làm ăn rất hiệu quả và quá trình tích tụ này không dẫn đến “bần cùng hóa nông dân”. Do đó, Nhà nước cần chỉnh sửa, bổ sung pháp luật về đất đai để nông dân, nhà đầu tư an tâm phát triển trang trại sản xuất nông sản hàng hóa lớn.

- Thứ ba, Nhà nước cần xóa bỏ quy định về “đất sử dụng có thời hạn” của

Luật đất đai năm 2003. Theo điều 67 của Luật đất đai, thời hạn giao đất, thuê đất đối với các hộ nông dân, cá nhân từ 20-50 năm tùy theo đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm, đất rừng. Trong khi đó thời hạn giao đất, thuê đất đối với tổ chức kinh tế là 50-70 năm tùy dự án. Điều này có nghĩa các nhà hoạch định chính sách đang vi phạm nguyên tắc “không phân biệt đối xử giữa các chủ thể cùng thực hiện một hành vi” [31]. Ngoài ra, việc giao đất và thuê đất đối với trồng cây hàng năm 20 năm hoặc thấp hơn là quá ngắn, nông dân không thể mạnh dạn tích tụ ruộng đất và đầu tư cho sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Thứ tư, sửa đổi, bổ sung Bộ Luật dân sự năm 2005 và Luật đất đai năm

2003 về “thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp”. Nhà nước cần hạn chế việc chia nhỏ đất đai cho tất cả thành viên có quyền thừa kế. Trang trại phải được giao cho một người thừa kế có khả năng quản lý và trở thành thành viên hợp danh, và những người thừa kế khác chỉ là thành viên góp vốn, đồng sở hữu chủ trang trại, không có quyền quản lý, tạo ra trang trại hợp danh. Quyền quyết định ai là người thừa kế có quyền quản lý có thể do người chủ quyết định bằng di chúc, nếu không, do các đồng sở hữu chủ quyết định và pháp luật thừa nhận [30].

- Thứ năm, Nhà nước cần bãi bỏ thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế VAT

cho tất cả các chủ thể ở khâu trung gian, trực tiếp mua gom nông sản cho nông dân.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng ở ĐBSCL theo quyết định 802002qđ TTg của thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng (Trang 103 - 104)