Sản phẩm nông nghiệp chịu tác động của điều kiện tự nhiên và có chu kỳ sản xuất

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng ở ĐBSCL theo quyết định 802002qđ TTg của thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng (Trang 31 - 32)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Sản phẩm nông nghiệp chịu tác động của điều kiện tự nhiên và có chu kỳ sản xuất

kỳ sản xuất dài

Sản phẩm nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học nhất định (sinh trưởng, phát triển, phát dục và diệt vong) và chịu tác động của các điều kiện tự nhiên như đất đai, thời tiết, khí hậu. Do vậy, từng loại nông sản có những đặc điểm khác nhau. Ở Việt Nam, có nhiều loại nông sản khác nhau và chịu sự tác động của điều kiện tự nhiên khác nhau và có chu kỳ sản xuất khác nhau. Ví dụ, các loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, trà, điều, hồ tiêu khó có thể phát triển ở ĐBSCL, mà chỉ có thể phát triển ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên do đất đai, thời tiết – khí hậu phù hợp hơn. Hơn nữa, mỗi loại nông sản có chu kỳ sản xuất khác nhau, có cây hàng năm, có cây lâu năm. Do chu kỳ sản xuất dài và chịu tác động của điều kiện tự nhiên nên nông sản thường xảy ra tình trạng “được mùa mất giá, mất mùa được giá”. Trong trường hợp người sản xuất và người mua thỏa thuận mua, bán nông sản trước khi thu hoạch thì cả người sản xuất và người mua đều có động cơ “ăn gian” (Akerlof, 1970) [1], vì người sản xuất không biết người mua có thanh toán tiền, nhận hàng theo hợp đồng đã ký không và giá cả thị trường vào thời điểm giao hàng có cao hơn giá trên hợp đồng không. Người mua không biết chắc người sản xuất có giao hàng đúng số lượng, chất lượng đã ký kết không và giá cả thị trường vào thời điểm nhận hàng có thấp hơn giá trên hợp đồng đã ký không. Do vậy, thị trường trong hoàn cảnh này bị giới hạn ở thị trường giao ngay, trong đó, người mua và người bán đều xác định rõ các điều kiện thỏa thuận (McDonald và Penni, 2003) [10]. Chính vì vậy, trong thực tiễn chúng ta thấy rằng thị trường giao ngay là hình thức khá phổ biến. Để khắc phục tình trạng thị trường nông sản bất ổn do yếu tố tự nhiên và chu kỳ sản xuất dài, người sản xuất và người mua đều có động cơ phòng ngừa rủi ro.

1.3.2. Sản phẩm nông nghiệp đa dạng và không đồng nhất chất lƣợng, kích cỡ

Sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng. Nông sản có thể chia thành 2 nhóm chính là sản phẩm cây trồng và sản phẩm vật nuôi. Nếu xét về mục đích sử dụng thì nông sản có thể chia thành 3 nhóm: làm giống, làm thực phẩm và làm nguyên liệu cho

ngành công nghiệp. Nông sản có nhiều hình thái và cách thức sử dụng khác nhau như dạng hạt, dạng thân lá, dạng hoa quả, dạng củ; có loại sử dụng khô, có loại sử dụng tươi; có loại không qua chế biến, có loại phải qua chế biến. Mỗi loại nông sản khác nhau có những đặc điểm khác nhau. Đặc điểm của sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến chi phí marketing. Chi phí marketing là sự khác nhau giữa giá mà người tiêu dùng trả cho hàng hóa ở giá bán lẻ và giá mà người nông dân nhận được khi bán nông sản ở ngay nông trại [24]. Chi phí marketing là một trong những thước đo hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Sự đa dạng của nông sản cũng tạo ra sự đa dạng các hình thức tổ chức sản và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Như vậy, tùy theo từng sản phẩm khác nhau mà chúng ta có thể lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng khác nhau.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng ở ĐBSCL theo quyết định 802002qđ TTg của thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)