Nhóm chiến lƣợc ST

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh doanh gạo (Trang 42 - 43)

* Chiến lược tăng trưởng nội bộ:

Nâng cao công suất chế biến để tăng doanh thu và lợi nhuận là một trong những chiến lược chủ yếu của Chi nhánh. Do vậy Chi nhánh có thể tận dụng thế mạnh về nguồn nhân lực và công tác quản trị hiệu quả, chủ động được nguồn nguyên liệu, đầu tư nâng công suất chế biến của nhà máy để làm lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

* Chiến lược cắt giảm chi phí:

Chi nhánh thực hiện giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm , giảm chi phí sản xuất thấp hơn đối thủ trong nước và sắp tới là các đối thủ nước ngoài, bắng cách tận dụng lợi thế về nguồn nguyên liệu đầu vào tốt có vị trí thuận lợi,

cự ly vận chuyển gần cộng với đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lành nghề, có kinh nghiệm và sử dụng chi phí một cách hiệu quả.

- Nhóm chiến lược W-O:

* Chiến lược mở rộng thị trường:

Với tiềm năng thị trường trong nước còn lớn, kinh tế Việt nam đang ngày càng phát triển, thu nhập của người dân ngày càng tăng, nhu cầu tiêu thụ gạo của người dân ngày càng tăng. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động maketing để thâm nhập những thị trường mới mở rộng thị trường, khai thác những cơ hội thị trường còn đầy tiềm năng.

* Chiến lược phát triển sản phẩm và phát triển thị trường:

Do Chi nhánh còn yếu về hoạt động maketing và quảng cáo nên tên tuổi

của công ty không có vị thế trên thị trường so với các đối thủ khác nhưng trái lại Công ty có thể tận dụng những cơ hội như: Kinh tế trong nước đang phát triển, quy mô dân số đông và nhu cầu sử dụng của người dân trong nước ngày càng tăng để phát triển thị trường và phát triển sản phẩm để khai thác những cơ hội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh doanh gạo (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)