Ngộ độc thịt (Botulism)

Một phần của tài liệu Sổ tay bệnh động vật - Chương 14 doc (Trang 26 - 27)

Định nghĩa Ngộ độc ở gia súc và ng−ời với độc tố do vi khuẩn Clostridium botulinum sinh ra. Phân bố ở khắp thế giới

Triệu chứng lâm sàng Có 7 typ C. botulinum, độc tố của 7 typ nay khác nhau về tính gây bệnh đối với ng−ời và gia súc. Những độc tố này là độc tố thần kinh, triệu chứng lâm sàng có thể gồm từ quá cấp tính tới thứ cấp tính. ở thể quá cấp tính gia súc suy sụp và chết trong vòng vài giờ sau khi ăn phải độc tố. Tuy nhiên, thể thứ cấp tính điển hình hơn, trong đó triệu chứng lâm sàng có thể phát triển tới hai tuần gồm bại liệt phát triển chậm, cuối cùng nằm liệt và chết sau một tuần hoặc hơn. Bại liệt l−ỡi nên l−ỡi thè ra khỏi miệng là một đặc điểm. Loài nhai lại và ngựa đặc biệt mẫn cảm.

Bệnh lý C. botulinum phát triển trên tổ chức động vật và thực vật thối rữa, gây ngộ độc cho gia súc th−ờng sau khi gia súc ăn phải thức ăn hay n−ớc uống ô nhiễm với tổ chức thối rữa nói trên. Dịch ngộ độc thịt mặc dù th−ờng xẩy ra rải rác nh−ng có thể đạt tới tỷ lệ ngộ độc nghiêm trọng và làm chết nhiều gia súc. Bò thiếu photpho đặc biệt có nguy cơ cao do rối loạn khẩu vị (chứng ăn dở) làm chúng ăn hay nhai các bộ phận của xác chết trên đồng cỏ có thể bị ô nhiễm độc tố. Thức ăn và nguồn n−ớc bị ô nhiễm với xác các động vật có vú nhỏ hay bò sát rất có thể là một nguồn gây bệnh khác.

Điều trị Không có điều trị đặc hiệu, ty lệ chết rất cao. Hộ lý những tr−ờng hợp thứ cấp tính nhẹ hơn có thể giúp cho gia súc ngộ độc khỏi bệnh. Nơi có ngộ độc thịt xẩy ra th−ờng xuyên, hàng năm phải tiêm phòng gia súc.

Một phần của tài liệu Sổ tay bệnh động vật - Chương 14 doc (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)