Hoá chất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Sổ tay bệnh động vật - Chương 14 doc (Trang 25 - 26)

Trình bày chi tiết thuốc và hoá chất nông nghiệp có khả năng gây ngộ độc có lẽ phải là một cuốn sách riêng, ở đây không thể đề cập hết đ−ợc. Phải luôn tuân thủ cẩn thận h−ớng dẫn của nhà sản xuất về liều l−ợng và cách sử dụng. Tuy nhiên, tai nạn vẫn xẩy ra và d−ới đây là một sốghi chú liên quan tới thuốc diệt côn trùng dùng để diệt động vật chân đốt đã đề cập ở Ch−ơng 3.

Arsenie Là nguồn gây ngộ độc th−ờng xuyên do tình cờ ô nhiễm vào thức ăn. Triệu chứng lâm sàng của ngộ độc là đau bụng dữ dội, chảy dãi, truy tim mạch và chết. Bệnh nhẹ hơn có thể có ỉa chảy tr−ớc khi truỵ tim mạch và chết.

Điều trị Điều trị hiếm khi thành công, điều trị gồm cho uống Dimercaprol hay Natri thiosulphate.

Hydrocarbon chlorinat Ngộ độc xẩy ra ngâm hay phun thuốc sai nồng độ hoặc tình cờ ăn phải. Hydrocarbon chlorinat là chất kích thích hệ thần kinh trung −ơng nên triệu chứng lâm sàng của ngộ độc gồm các triệu chứng thần kinh khác nhau từ run cơ và co quắp tới co giật và chết.

Điều trị Nếu ngộ độc sau khi ngâm, phun thuốc hay dùng thuốc dạng bụi thì phải tắm gia súc ngộ độc bằng thật nhiều n−ớc xà phòng. Không có thuốc giải độc đặc hiệu nh−ng có thể để bác sỹ thú y điều trị triệu chứng nh− dùng thuốc an thần và thuốc tẩy.

Các hợp chất lân hữu cơ Các hợp chất lân hữu cơ hiện nay đ−ợc sử dụng rộng rãi để ngâm, phun hay dùng dạng bột... và là nguyên nhân quan trọng gây ngộ độc cho gia súc. Chúng diệt côn trùng và ve nhờ ngăn cản trở sự phân huỷ acetylcholin có liên quan tới dẫn truyền xung thần kinh. Khi đó Acetylcholine tích luỹ ở các đầu mút thần kinh và nơi nối giữa cơ - thần kinh gây ra các kích thích thần kinh không khống chế đ−ợc.

Ngộ độc lân hữu cơ có thể xẩy ra ở gia súc do dùng sai nồng độ hay tình cờ ăn phải gây tích luỹ acetylcholine giống nh− ở ve và côn trùng. Điều đó gây ra hàng loạt triệu chứng thần kinh không khống chế đ−ợc bao gồm chảy nhiều dãi và n−ớc mắt, co đồng tử, tiểu tiện th−ờng xuyên, nôn, thở khó, co quắp cơ sinh rối loạn vận động, bại liệt truy tim mạch và chết.

Điều trị Gia súc ngộ độc do ngâm và tắm quá lâu... nên phải tắm bằng nhiều n−ớc xà phòng. Thuốc giải độc đặc hiệu là Atropin sulphat tiêm tĩnh mạch chậm (0,1mg/kg) và tiêm d−ới da (0,4mg/kg) nên do bác sỹ thú y thực hiện. Cho uống thuốc hấp phụ ở đ−ờng ruột nh− than hoạt tính có thể có tác dụng nếu ngộ độc do tình cờ ăn phải chất này.

Ghi chú: Bản thân Atropin cũng gây độc nếu dùng quá liều nên tốt hơn cả là để bác sỹ thú y tiêm.

Pyrethroid tổng hợp Những thuốc này ít hấp thụ qua da nên t−ơng đối an toàn, mặc dù tình cờ ngộ độc có thể xẩy ra. Triệu chứng lâm sàng t−ơng tự nh− ngộ độc lân hữu cơ ở thể nhẹ. Điều trị Điều trị bao gồm dùng thuốc an thần và thuốc hấp thụ đ−ờng ruột nên do bác sỹ thú y thực hiện. Gia súc ngộ độc qua da phải đ−ợc tắm sạch bằng n−ớc xà phòng.

Amitraz Amitraz độc đối với nglia nên không đ−ợc dùng cho ngựa. Nếu tình cờ sử dụng sẽ gây buồn ngủ, rối loạn vận động và táo bón.

Điều trị Ngựa ngộ độc phải đ−ợc tắm sạch bằng n−ớc lạnh, dùng ống thông dạ dầy cho uống một l−ợng lớn thuốc nhuận tlàng nh− parafill lỏng. Con nặng, bác sỹ thú y phải truyền dịch bổ xung vào tĩnh mạch.

Một phần của tài liệu Sổ tay bệnh động vật - Chương 14 doc (Trang 25 - 26)