Các hệ thống e-Learning mã nguồn mở nổi tiếng

Một phần của tài liệu Các phần mềm ứng dụng trong e learning (Trang 63 - 68)

Cùng với sự bùng nổ về Công nghệ thông tin toàn cầu và đứng trước những lợi ích không thể phủ nhận của e-Learning, rất nhiều giáo sư và các nhóm nghiên cứu đến từ các trường đại học danh tiếng trên toàn thế giới đã hướng đến đưa giáo dục ra tầm cỡ thế giới.

Giáo sư Sebastian Thrun đến từ ĐH Standford của Mỹ đã có câu nói rất nổi tiếng: “Chúng tôi tin rằng giáo dục đại học có thể bao gồm cả chất lượng cao lẫn chi phí thấp. Sử dụng lợi ích kinh tế của Internet, chúng tôi đã kết nối một số giáo sư tuyệt vời nhất cho hàng trăm ngàn sinh viên trên toàn thế giới.”

Qua đó, các trường đại học danh tiếng đã liên kết và đưa ra các khóa đào tạo hoàn toàn miễn phí, nhằm cung cấp cho sinh viên trên toàn thế giới có khả năng tiếp cận với các khóa học chất lượng cao. Ở đây nhóm sẽ giới thiệu qua 3 hệ thống e- Learning miễn phí, chất lượng cao và đứng đầu trong hệ thống e-Learning hiện nay đó là: Coursera, edX và Udacity.

Một số hệ thống e-Learning miễn phí nổi tiếng hiện nay

4.1 Coursera

Website: https://www.coursera.org/

Coursera là một công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ giáo dục tham gia vào mô hình các khóa học mở trực tuyến được sáng lập bởi 2 giáo sư chuyên ngành khoa học máy tính đến từ Stanford là Andrew Ng và Daphne Koller vào tháng 04/2012.

Coursera làm việc với các trường đại học và biến các khóa học này thành các khóa học trực tuyến, các khóa học bao gồm các lĩnh vực: kỹ thuật, nhân văn, y học, sinh học, khoa học xã hội, toán, thương mại, khoa học máy tính và nhiều lĩnh vực khác.

Giấy chứng nhận hoàn tất khóa học của Coursera

Khi mới bắt đầu, Coursera có sự tham gia của Stanford University, The University of Michigan, Princeton, và The University of Pennsylvania, đến nay có tổng cộng 62 trường đại học trên toàn thế giới liên kết với Coursera với đợt liên kết gần nhất vào tháng 02/2013 với 29 thành viên mới.

29 thành viên mới liên kết với Coursera vào tháng 02/2013

Theo số liệu thống kê, vào mùa thu năm 2012 đã có hơn 100 khóa học được cung cấp trên Coursera, đến ngày 30/05/2013 đã có đến 375 khóa học được triển khai – 87 khóa về KHMT. Tính đến tháng 4 năm 2013, hệ thống Coursera đã có 3.2 triệu thành viên trên toàn thế giới.

Phân bố của 45,000 sinh viên tham gia khóa học

"Introduction to Digital Sound Design" của giáo sư Steve Everett

4.2 edX

Website: https://www.edx.org

edX là hệ thống các khóa học mở được thành lập bởi sự liên kết giữa MIT và Harvard. Hai trường đại học hàng đầu thế giới này đã hỗ trợ với số tiền lên đến 60 triệu USD cho dự án edX.

Dự án này được triển khai vào mùa thu năm 2012 dựa trên một hệ thống tên là MITx, một hệ thống được phát triển bởi MIT từ tháng 12/2011. Dự kiến trong mùa hè 2013, hệ thống edX sẽ được cung cấp mã nguồn mở để các hệ thống trường đại học khác trên thế giới có thể sử dụng để tạo ra các khóa học trực tuyến miễn phí cho sinh viên toàn thế giới.

Giấy chứng nhận hoàn tất khóa học của edX

Tính đến tháng 05/2013, có 27 trường Đại học và Viện đào tạo tham gia vào edX cung cấp 57 khóa học chất lượng cao - 12 khóa KHMT.

4.3 Udacity

Website: http://www.udacity.com/

Udacity - Educating the 21st Century (Tiếng Việt: Udacity - giáo dục của thế kỷ 21) là một trường Đại học trực tuyến được sáng lập bới ba nhà chế tạo robot bao gồm: David Stavens, Mike Sokolsky và Sebastian Thrun (ĐH Stanford). Udacity được thành lập nhằm góp phần giúp những học sinh/sinh viên không có điều kiện học tập tại những trường đại học hàng đầu thế giới như Stanford có cơ hội tiếp cận những khóa học miễn phí chất lượng cao do những giáo sư danh tiếng giảng dạy.

Vào ngày 20/02/2012, Udacity bắt đầu 2 khóa học trực tuyến đầu tiên "CS 101: Building a Search Engine" được dạy bởi David Evans đến từ Đại học Virginia, và "CS 373: Programming a Robotic Car" dạy bởi Thrun, cả 2 khóa học đều sử dụng ngôn ngữ Python.

Tính đến ngày 18/04/2013, hệ thống Udacity có 24 khóa học đang chạy – 17 khóa học KHMT, số lượng thành viên đăng ký là 400,000 đến từ hơn 203 quốc gia khác nhau, trong đó đến từ Mỹ chiếm đến 42% số lượng thành viên. Trong khóa học “Nhập môn Trí tuệ Nhân tạo” gần nhất có đến 160,000 người tham dự.

Các ngành đào tạo:

 Khoa học máy tính (Chiếm đa số)  Trí tuệ nhân tạo

 Toán  Vật lý

Hiện tại, các khóa học tại Udacity được chia làm 3 cấp độ 1xx, 2xx và 3xx bao gồm nhiều phần:

 CS1xx: Đây là cấp độ sơ khai dành cho những người chưa có kiến thức về lập trình cũng như tin học.

 CS2xx: Dành cho những người đã có hiểu biết nhất định về lập trình.  CS3xx: Dành cho những người đã có kinh nghiệm lập trình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 PH1xx: Khóa học vật lý cơ bản.

 ST1xx: Khóa học Toán thống kê cơ bản.

Đào tạo:

 Thời lượng: 7 tuần/khóa.

Xếp hạng học sinh/sinh viên:

Giấy chứng nhận hoàn tất khóa học của Udacity

Kết quả tốt nghiệp sinh viên được dựa vào 50% là kết quả bài tập về nhà và 50% là vào bài thi tốt nghiệp:

Trong 6 tuần học đầu, mỗi tuần sinh viên được yêu cầu hoàn thành một số bài tập và được chấm điểm theo phần trăm bài làm đúng. Kết quả thấp nhất bị hủy bỏ, 5 kết quả còn lại được sử dụng để quyết định kết quả của sinh viên. (Mỗi kết quả 10%)

Tuần thứ 7, sinh viên phải hoàn tất bài thi cuối khóa chiếm đến 50% kết quả cả khóa học.

Điểm xếp hạng = (Tổng 5 tuần cao nhất + Điểm thi cuối khóa * 5) / 10

Trong quá trình thử nghiệm nhận thấy hệ thống chấm điểm tự động còn nhiều bất cập, Udacity quyết định sẽ lấy kết quả cuối cùng theo công thức:

Điểm tốt nghiệp = Max(Điểm xếp hạng, Điểm thi cuối khóa)

4.4 Các hệ thống khác

Ngoại trừ 3 hệ thống lớn này còn có rất nhiều các hệ thống khác liên tục đóng góp vào sự phát triển của e-Learning toàn cầu bao gồm:

 http://ocw.mit.edu/ (MIT Open Courseware)

 http://www.ocwconsortium.org/ (Open Courseware)  http://www.instructure.com/ (Canvas Network)  http://www.khanacademy.org/

 http://futurelearn.com/  https://openhpi.de/

Một phần của tài liệu Các phần mềm ứng dụng trong e learning (Trang 63 - 68)