Các chức năng của phần mềm Moodle

Một phần của tài liệu Các phần mềm ứng dụng trong e learning (Trang 40 - 45)

3 Phần mềm nguồn mở Moodle

3.2 Các chức năng của phần mềm Moodle

Đây là một phần mềm mã nguồn mở cho phép tạo các course học và hỗ trợ thi trực tuyến. Các course được tạo ra đều theo chuẩn SCORM. Có nhiều module quản lý như: quản lý site, quản lý người dùng (với nhiều khả năng tạo thông tin người dùng và cho phép bảo mật thông tin), quản lý khóa học (cho phép giáo viên tạo các bài giảng một cách đa dạng), module phân việc (tạo các bài tập cho các sinh viên), module tán gẫu, module bầu chọn, module thảo luận, module đố vui, module tài nguyên (cho phép tạo các thư mục dữ liệu), module khảo sát (tạo các câu hỏi thăm dò ý kiến về lớp học), module đánh giá.

Các quyền hạn trong Moodle. Trong Moodle có 6 quyền như sau:  Administrator: Quyền quản trị hệ thống.

Teacher: Có quyền làm tất cả các thao tác trong 1 bài học (bao gồm luôn

việc thay đổi các hành động và cách đánh giá học viên).

Non-editing Teacher: Giống quyền Teacher nhưng không có quyền thay

đổi các hành động (bài học).

Student: Có quyền xem và học một course nào đó.

Guest: Quyền thấp nhất trong hệ thống. Chỉ được xem một số phần có giới

hạn của hệ thống.

Ngoài ra Moodle còn cho phép người quản trị định thêm các quyền khác nếu muốn.

Các chức năng cụ thể như sau: 1. Người dùng

o Chứng thực: Nơi để thiết lập các chức năng đối với thành viên đăng nhập hoặc đăng ký mới.

o Các tài khoản: Mở danh sách người dung (Hiển thị danh sách các thành viên đã có tài khoản trong Moodle. Nơi đây có thể tìm kiếm các thành viên dựa theo vần tiếng Việt, có thể tạo thêm thành viên mới hoặc sữa đổi thông tin của thành viên). Thêm một người sử dụng mới (Để bổ sung thành viên vào hệ thống Moodle). Thêm các người dùng mới (Nơi đây cho phép người quản trị có thể cùng 1 lúc mà thêm nhiều thành viên vào hệ thống Moodle).

o Chính sách cho người dùng: Nơi đây để soạn thảo vắn tắt vai trò của từng người trong Moodle do người quản trị đặt ra.

2. Các khóa học

o Thêm / Soạn thảo khóa học: Giống như phần của giáo viên

o Các kết nạp

o Yêu cầu khoá học: Không cần quan tâm đến phần này.

o Sao lưu: Có chức năng thiết lập các bản dự phòng (các bản ở đây ý nói đến các khóa học) với những tùy chọn của việc sao lưu.

3. Định vị.

o Cài đặt vị trí.

o Cập nhập thời gian theo vị trí 4. Ngôn ngữ

o Cài đặt ngôn ngữ: Nơi để lựa chọn ngôn ngữ mặc định cho Moodle. Nơi đây còn có thể cho phép tạo ra ListBox để lựa chọn các ngôn ngữ thông qua “Hiển thị trình đơn ngôn ngữ”.

o Soạn thảo ngôn ngữ.

o Các gói ngôn ngữ: Nơi đây cho phép thếm / xóa các ngôn ngữ khác vào ListBox lựa chọn ngôn ngữ cho Moodle. Lưu ý rằng, đây chỉ là

các ngôn ngữ do Moodle soạn thảo nên có nhiều lỗi từ vựng lẫn ngữ nghĩa.

5. Môđun

o Các hoạt động: Hiển thị tất cả các hoạt động đã được soạn thảo trong Moodle.

o Các khối.

o Các bộ lọc: Cho phép bật / tắt các và thiết lập các chức năng sẵn có. 6. Bảo mật

o Chính sách trang: Nơi đây để lựa chọn các thiết lập bắt buộc người sử dụng Moodle phải tuân theo nhằm đảm bảo hệ thống, tốc độ truyền dữ liệu (ví dụ, cho phép tải tập tin có kích thước tối đa là bao nhiêu. Nếu như vượt quá kích thước thì sẽ làm chậm đường truyền. . .)

o Bảo mật HTML: Khi chọn vào CheckBox và lưu lại nội dung. Người sử dụng khi đăng nhập vào hệ thống thì đầu tiên sẽ hiện hộp thoại của Windows là “Security Alert” để bào vệ.

o Bảo mật các Môđun.

o Các thông báo: Thiết lập các thông báo dành cho người đăng nhập vào hệ thống Moodle.

o Chống Virus: Nơi đây cho phép gõ đường dẫn của File diệt Virus để Moodle tự động diệt virus khi thấy nó xuất hiện. Nơi đây còn có thể thiết lập thông báo cho người sử dụng biết là trong quá trình quét virus bị thất bại.

7. Bề ngoài.

o Các màu nền: Bao gồm các mục Lịch (nơi để thiết lập các chức năng liên quan đến việc hiển thị lịch trên màn hình, ở đây có thể thiết lập định dạng thời gian hiển thị, quy định số sự kiện xảy ra hoặc là có thể chỉnh lại thời gian. . .).

o Cài đặt các bộ lọc (ở phần này theo như các ý kiến trên diễn đàn thì có lẽ việc thiết lập thời gian cho hệ thống tự động sao lưu là quan trọng nhất, các vấn đề khác thì nên để mặc định. Có nhiều khoảng thời gian để tiện việc chọn lựa trong ListBox).

o Bộ soạn thảo HTML (nơi đây cho phép người quản trị thiết lập theo như ý muốn vùng soạn thảo (là vùng được sử dụng để nhập liệu và lưu dữ liệu). Nếu không muốn sử dụng định dạng HTML thì không chọn dấu check, nhưng nên chọn thì tốt hơn vì chúng ta sẽ dễ dàng sữa đổi theo ý mình. Có nhiều tùy chọn cho người quản trị sử dụng).

o Moodle Docs (nơi đây chủ yếu xoáy quanh vấn đề mở liên kết http://docs.moodle.org. Liên kết này sẽ dẫn đến website của Moodle để hướng dẫn người sử dụng bằng tiếng Anh. Còn nếu như người sử

dụng có những tài liệu nào khác liên quan đến vấn đề Moodle thì vẫn có thể sử dụng liên kết của mình để dẫn đến trang mà chứa nó).

o Moodle của tôi (cho phép ẩn hoặc hiện chức năng này).

o Sổ điểm (nơi đây sẽ cấp quyền những ai được xem sổ điểm. Khi những người được chọn xem sổ điểm thì khi đăng nhập, sẽ có mục sổ điểm để theo dõi).

o Quản lý khoá học (cung cấp quyền những người được thay đổi nội dung của khóa học, lời khuyên tốt nhất là chỉ cho phép người quản trị và giáo viên có quyền thay đổi nội dung khóa học mà thôi.).

o Khối bất biến (không quan trọng, nên để theo mặc định thì tốt hơn). 8. Trang chính

o Front Page settings: nơi đây cho phép thiết lập nội dụng ban đầu khi vào một trình soạn thảo. Nơi đây thường để hoặc ví dụ cho người sử dụng dễ hiểu.

o Front Page roles: Nơi đây để phân quyền người sử dụng, có nghĩa là phân loại người sử dụng theo nhóm. Ở đây có tổng cộng là 6 nhóm. Muốn cho người sử dụng vào 1 nhóm nào đó thì việc đầu tiên là chọn tên nhóm sau đó Moodle se đi đến 1 trang khác. Bên trái là ListBox hiển thị những thành viên trong hệ thống Moodle. Muốn chọn người sử dụng vào 1 nhóm, ta chọn tên người dung rồi nhấn nút mũi tên chuyển qua.

o Front Page backup: Nơi đây cho phép sao lưu các khóa học thành 1 File độc lập hoàn chỉnh để dự phòng rũi ro. Mặc nhiên File sao lưu là File nén (Zip). Thông thường thì các khóa học đã được sao lưu trên Server của Moodle mà Moodle là 1 Site uy tính nên việc này theo cảm nghĩ là không cần thiết.

o Front Page restore: Hiển thị danh sách các File nén đã được sao lưu ở Front Page backup. Người quản trị có thể trực tiếp giải nén File tại đây thông qua chức năng “Giải nén” của Moodle.

o Các tài liệu của Site: Nơi đây hiển thị danh sách các tài liệu của Site kèm theo trong quá trình soạn thảo khóa học. Nơi đây còn có thể đưa lên tài liệu mới.

9. Report

o Tổng quan về khóa học: Cứ giữ nguyên mặc định, mục này không quan trọng.

o Nhật ký lưu trang: Hiển thị chi tiết những khách hoặc người quản trị đã ghé thăm hoặc sử dụng Website. Những người sử dụng mới viếng thăm trong 1 giờ gầnn hất cũng được liệt kê vào “Các thông tin lưu nóng hổi trong giờ vừa qua”.

o Kiểm tra đơn vị. o Các thông số. 10. Hỗn hợp o Thử nghiệm. o Bộ soạn thảo XMLDB. 11. Máy chủ o Đường dẫn hệ thống:

o Thư điện tử: Thiết lập thư điện tử dạng SMTP cho hệ thống Moodle.

o Cài đặt Seesion: Thiết lập Session (biến tạm thời). Moodle phiên bản mới này.còn bổ sung tính năng khá độc đáo đó chính là định thời gian cho Session.

o RSS: Kích hoạt chức năng RSS.

o Chức năng gỡ rối: Khi có nhiều nội dung hoặc nhiều công việc mà buộc Moodle xử lý cùng một lúc làm cho hệ thống sẽ trở nên chậm. Chức năng này cho phép người quản trị khi gặp tình huống đó thì sẽ cảnh báo cho người dung biết.

o Thống kê.

o HTTP.

o Chế độ bảo trì: Khi hệ thống Moodle trong thơi gian bảo trì hoặc nâng cấp mà người sử dụng vào, hệ thống sẽ xuất ra thông báo giống y chang mà người quản trị thiết lập (dĩ nhiên phải nhấn vào nút kích hoạt nếu như đang ở chế độ bảo trì).

o Làm sạch: Nơi đây cho phép người quản trị làm sạch cơ sở dữ liệu. Có nghĩa là với 1 thời gian nào đó thì toàn bộ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu sẽ bị mất để nhường chổ cho dữ liệu mới. Chức năng này khá cần thiết cho người quản trị Moodle vì có thể giúp cho hệ thống vận hành được nhanh hơn.

o Môi trường.

o Thông tin PHP: Thông tin về những vấn đề có liên quan đến PHP.

o Vận hành.

o Cơ sở dữ liệu: Thông tin về cơ sở dữ liệu gồm có tên các bảng, tên các trường...

12. Báo cáo

o Tổng quan về khoá học.

o Nhật ký ghi lại

o Kiểm tra bài học

o Thống kê 13. Các đặc trưng khác

o Bộ soạn thảo XMLDB 14. Tìm kiếm trên toàn trang 15. Học và thi trực tuyến Và nhiều chức năng khác.

Một phần của tài liệu Các phần mềm ứng dụng trong e learning (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)