CÁC MỐI QUANH ỆC ỦA NGƢỜI ĐÃ TỎ NGỘ Tiến vào cái bây giờ từ chỗ đứng của bạn

Một phần của tài liệu EBOOK - SỨC MẠNH HIỆN TẠI (Trang 66 - 79)

Tiến vào cái bây giờ từ chỗ đứng của bạn

Tôi vẫn luôn nghĩ rằng sự giác ngộ chân chính là bất khả ngoại trừ thông qua tình yêu trong mối quan hệ giữa người nam và người nữ. Chẳng phải đây là sự kiện làm cho chúng ta toàn vẹn trở lại sao? Cho đến khi sự kiện ấy xảy ra, đời sống của một cá nhân làm sao có thể thỏa nguyện được?

Có đúng là trải nghiệm của bạn không? Phải chăng sự kiện này đã xảy đến cho bạn?

Chưa, nhưng làm sao có thể khác đi được? Tôi biết nó sẽ xảy ra thôi.

Nói khác đi, bạn đang chờ đợi một biến cố kịp lúc để cứu vớt mình. Chẳng phải đây là sai lầm cốt lõi mà chúng ta đã bàn đến sao? Sự cứu rỗi không ở nơi nào khác trong không gian và thời gian. Nó ngay bây giờ và ở đây.

Cụm từ “sự cứu rỗi ngay bây giờ và ở đây” có nghĩa là gì? Tôi không hiểu. Thậm chí tôi cũng không biết cứu rỗi là cái gì nữa.

Hầu hết mọi ngƣời đều theo đuổi khoái lạc vật chất hay nhiều hình thức thỏa mãn tâm lý khác nhau, bởi vì họ tin rằng chúng sẽ đem lại hạnh phúc cho họ hoặc giải phóng cho họ khỏi cảm giác sợ hãi hay thiếu thốn. hạnh phúc có thể đƣợc xem là cảm giác khoái hoạt cao độ đạt đƣợc nhờ lạc thú vật chất, hay là cảm nhận về cái tôi an toàn hơn và toàn diện hơn có đƣợc thông qua một dạng thỏa mãn tâm l{ nào đó. Đây là sự tìm cầu cứu rỗi để thoát khỏi tâm trạng bất mãn hay cảm giác thiếu thốn. bất kz thỏa mãn nào họ đạt đƣợc vẫn cứ luôn ngắn ngủi, cho nên điều kiện thỏa nguyện thƣờng đƣợc phóng chiếu một lần nữa vào một điểm tƣởng tƣợng cách xa cái bây giờ và ở đây. “Khi tôi có đƣợc thứ này hay thoát khỏi cái kia – lúc đó tôi sẽ ổn thôi”. Đây chính là cái định kiến mê muộn gây ra ảo tƣớng về sự cứu rỗi trong tƣơng lai.

Cứu rỗi chân chính là sự thỏa nguyện, là sự an bình và thanh thản trong tâm hồn, là sự sống trong trạng thái toàn diện của nó. Nó chính là trạng thái hiện hữu nhƣ bạn đang là, cảm nhận đƣợc bên trong bạn điều thiện không có đối cực, niềm vui của Bản thể hiện tiền không lệ thuộc vào bất cứ thứ gì bên ngoài chính nó. Sự cứu rỗi đƣợc cảm nhận không phải nhƣ là một kinh nghiệm thoáng qua mà là sự hiện trú vĩnh cửu. Theo ngôn ngữ thần học, nó là “mặc khải Thƣợng đế” – không phải là thứ gì đó bên ngoài bạn, mà là cái tinh hoa sâu thẳm nhất của riêng bạn. Sự cứu rỗi chân chính là hiểu rõ bản thân nhƣ là một thành phần không thể tách rời của sự sống duy nhất vô tƣớng và phi thời gian, từ đó xuất sinh tất cả mọi thứ đang hiện hữu.

Cứu rỗi chân chính là trạng thái tự do – thoát khỏi sợ hãi, thoát khỏi đau khổ, thoát khỏi trạng thía thiếu thốn và bất toàn, và do đó thoát khỏi tất cả mọi ƣớc muốn, nhu cầu, sở đắc, và đeo bám. Nó là sự giải thoát ra khỏi tình trạng cƣỡng chế suy nghĩ, ra khỏi tâm trạng tiêu cực, và trên tất cả là ra khỏi cả quá khứ cùng tƣơng lai nhƣ là một nhu cầu tâm lý. Tâm trí bảo rằng bạn không thể đến nơi đó từ vị trí hiện tại; rằng một điều gì đó cần phải xảy ra; hay bạn cần phải trở thành thứ này hay thứ nọ trƣớc rồi bạn mới có thể tự do và thỏa nguyện. Thực ra, nó bảo rằng bạn cần phải có thời gian – rằng bạn cần phải tìm kiếm, chọn lựa, hành động, thành đạt, sở đắc, sở thành, hay hiểu biết điều gì đó rồi mới có thể tự do hay toàn vẹn. Bạn xem thời gian là phƣơng tiện để cứu rỗi, trong khi thực ra nó là trở ngại lớn lao nhất cho sự cứu rỗi. Bạn nghĩ rằng bạn không thể đến đƣợc nơi đó từ hoàn cảnh và con ngƣời của bạn vào thời điểm này bởi vì bạn chƣa toàn vẹn hay chƣa đủ lƣơng thiện, nhƣng sự thật là ngay bây giờ và tại nơi đây mới là khởi điểm để bạn có thể tiến đến đó đƣợc. Bạn “đến đó” bằng cách nhận ra rằng bạn vốn đã ở đó rồi. bạn tìm thấy Thƣợng đế ngay vào lúc bạn nhận ra rằng mình không cần phải đi đâu xa để tìm kiếm Thƣợng đế. Cho nên không có biện pháp

cứu rỗi nào là duy nhất: Bất kz điều kiện nào cũng dùng đƣợc, nhƣng không điều kiện đặc biệt nào là cần thiết cả. Tuy nhiên, chỉ có một điểm tiếp cận duy nhất: đó là cái Bây giờ. Ngoài thời điểm này không thể có sự cứu rỗi nào nữa. Bạn cô đơn và không có ngƣời phối ngẫu ƣ? Hãy tiền vào cái Bây giờ từ nơi đó. Phải chăng bạn đang có gia đình hay có quan hệ yêu đƣơng trong trƣờng hợp bạn còn độc thân? Hãy tiến vào cái Bây giờ từ hoàn cảnh ấy.

Không việc gì bạn làm đƣợc cũng nhƣ không thứ gì bạn đạt đƣợc trong tƣơng lai có thể đƣa bạn đến gần sự cứu rỗi hơn việc bạn làm trong khoảnh khắc hiện tại. Tình hình này có lẽ khó hiểu đối với một tâm trí vốn đã quen suy nghĩ rằng mọi thứ đáng giá đều ở tƣơng lai. Và bất cứ việc gì bạn đã từng làm hay đã từng xảy ra cho bạn trong quá khứ cũng không thể ngăn cản không cho bạn chấp nhận cái đang là và tập trung chú ý sâu hơn nữa vào cái Bây giờ. Bạn không thể làm việc này trong tƣơng lai. Bạn thực hiện nó ngay bây giờ hoặc không bao giờ.

Các mối quan hệ yêu/ghét

Trừ phi và cho đến khi bạn tiếp cận tần số ý thức của sự hiện trú, tất cả các mối quan hệ và nhất là các mối quan hệ thân tình, đều bị rạn nứt sâu sắc và sau cùng đi đến đổ vỡ. Chúng có thể mang dáng vẻ hoàn hảo trong một thời gian nhƣ khi bạn “đang yêu” chẳng hạn, nhƣng sự hoàn hảo biểu kiến này nhất định sẽ bị phá vỡ khi tình trạng cãi vã, xung đột, bất mãn, và bạo hạnh tình cảm hay thậm chí bạn hành thể xác xảy ra ngày càng gia tăng. Dƣờng nhƣ hầu hết “các mối quan hệ yêu thƣơng” không bao lâu sẽ trở thành quan hệ yêu/ghét. Tình yêu nồng nàn phút chốc có thể biến thành công kích hung bạo, cảm giác thù hận, hay hoàn toàn không còn chút yêu thƣơng nào cả. Tình hình này đƣợc mọi ngƣời xem là bình thƣờng. Sau đó, mối quan hệ sẽ dao động trong một thời gian, vài tháng hay vài năm, giữa hai thái cực “yêu” và “ghét”, và nó đem lại cho bạn nhiều khoái lạc cũng nhƣ nhiều khổ đau. Sẽ không phải là không bình thƣờng đối với những đôi lứa trở nên say nghiện những chu kz ấy. Bi kịch của họ khiến cho họ cảm thấy mình sống. Khi sự cân bằng giữa hai trạng thái đối nghịch tích cực/tiêu cực bị mất đi, thì các chu kz hủy hoại có tính tiêu cực sớm muộn gì cũng xảy ra với tần số và cƣờng độ ngày càng gia tăng, rồi chẳng bao lâu sau mối quan hệ ấy cuối cùng sẽ bị sụp đổ.

Xem ra bạn nghĩ rằng giá nhƣ mình loại trừ đƣợc các chu kz tiêu cực hay hủy hoại đó, thì mọi việc có lẽ sẽ tốt đẹp và mối quan hệ sẽ nảy nở êm xuôi – nhƣng than ôi, điều này không thể có đƣợc. Cái đối cực luôn luôn phụ thuộc lẫn nhau. Bạn không thể có cái này mà không có cái kia. Cái tích cực vốn đã ngầm chứa đựng bên trong nó cái tiêu cực chƣa hiển lộ ra. Thực ra, chúng là hai khía cạnh khác biệt nhau của cùng một sai lầm. Mối quan hệ tôi đang nói ở đây thƣờng đƣợc xem là mối quan hệ lãng mạn – chứ không phải là tình yêu đích thực. Tình yêu đích thực không có đối cực, bởi vỉ nó nảy sinh bên ngoài tâm trí. Tình yêu xuất hiện dƣới dạng một trạng thái thƣờng hằng cho đến nay vốn rất hiếm hoi – cũng hiếm nhƣ số ngƣời tỉnh thức vậy. Tuy nhiên, có thể có những giây phút ngắn ngủi ngƣời ta thoáng thấy tình yêu đích thực khi có một khoảng hở trong dòng chảy của tâm trí.

Dĩ nhiên, đối với mặt tiêu cực của một mối quan hệ ngƣời ta dễ dàng nhận thấy sự bất ổn hơn khi gặng phải mặt tích cực của nó. Và bạn cũng dễ nhận thấy nguồn gốc tiêu cực ở ngƣời bạn đời hơn là bản thân mình. Nó có thể thị hiện dƣới nhiều hình thức nhƣ chiếm hữu, ghen tuông, khống chế, thu ngƣời lại và hờn giận câm lặng, nhu cầu giành lẽ phải về phần mình, vô cảm và chỉ nghĩ đến mình, đòi hỏi quá đáng và lôi kéo buộc ngƣời kia phải quỵ lụy, thích gây gổ, chỉ trích, phán xét, đổ lỗi, hoặc công kích, mê muội báo thù cho nỗi đau khổ trong quá khứ do cha hay mẹ mình gây ra, phẫn nộ, và bạo hành.

Về mặt tích cực, bạn “đang yêu” ngƣời bạn tình. Thoạt đầu, đây là trạng thái thỏa mãn sâu sắc. Bạn cảm thấy mình đang sống một cách mạnh mẽ. Cuộc hiện hữu của bạn bỗng nhiên có { nghĩa bởi vì có ai đó cần đến mình, muốn mình, và khiến mình cảm thấy đặc biệt. Và bạn làm y nhƣ thế đối với ngƣời bạn tình. Khi hai ngƣời quấn quít nhau, bạn cảm thấy mình toàn vẹn. cảm giác này có thể mạnh đến mức mọi thứ khác quanh mình đều trở nên vô nghĩa hay không đáng kể.

Tuy nhiên, có lẽ bạn cũng để ý thấy ẩn bên dƣới sự mãnh liệt ấy là sự cần thiết và tính chất bám víu. Bạn đâm ra nghiện ngƣời bạn tình. Ngƣời ấy tác động đến bạn giống nhƣ ma túy vậy. Bạn ở trong trạng thái hƣng phấn khi “thầu” no đủ liều ma túy; nhƣng khi nghĩ rằng hay biết rằng ngƣời ấy không còn là của riêng mình nữa, bạn bèn nảy sinh hờn ghen, { đồ chiếm hữu, cố gắng lôi kéo lại bằng thủ đoạn đe dọa tình cảm, đổ tội và phỉ báng – mà nguyên nhân chính vẫn là nỗi lo sợ mất mát. Trƣờng hợp ngƣời ấy bỏ rơi bạn càng khiến cho bạn tăng thêm lòng thù hận sục sôi hay nỗi đau buồn và tuyệt vọng sâu xa nhất. Phút chốc, cái dịu ngọt của tình yêu có thể trở thành sự công kích dã man hay nỗi sầu khổ khủng khiếp. lúc này thì tình yêu ở đâu? Có thể nào tình yêu lại biến đổi thành cái đối nghịch với nó trong tích tắc? Phải chăng ngay từ đầu đã có tình yêu, hay chỉ là sự ôm ghì và bám víu có tính say nghiệm?

Tình trạng nghiện ngập và sự tìm cầu cái toàn vẹn

Tại sao chúng ta lại phải nghiện một người khác chứ?

Quan hệ tình yêu lãng mạn là một kinh nghiệm mạnh mẽ và phổ biến nhất mà mọi ngƣời đều luôn tìm kiếm, bởi vì nó dƣờng nhƣ giúp họ giải tỏa đƣợc nỗi sợ hãi, sự đòi hỏi, sự thiếu thốn và bất toàn ẩn sâu trong ngƣời khi họ còn trong trạng thái u mê, tăm tối, và không đƣợc cứu chuộc. Có một chiều kích sinh l{ cũng nhƣ chiều kích tâm l{ đối với trạng thái này.

Về mặt sinh lý, rõ ràng bạn không toàn vẹn, và sẽ không bao giờ đƣợc nhƣ thế: Bạn là ngƣời nam hoặc ngƣời nữ, tức là một nửa của cái toàn vẹn. Về mặt này, sự mong chờ cái toàn vẹn nghĩa là quay về trạng thái nhất thể - biểu lộở sức thu hút giữa nam nữ, nam cầu nữ và nữ cầu nam. Hầu nhƣ mọi ngƣời đều không cƣỡng nổi sự thôi thúc đƣợc hợp nhất đối với đối cực của mình. Nhƣng căn nguyên của sự thôi thúc này lại thuộc tinh thần: đó là lòng khao khát chấm dứt sự phân ly đối đã, để quay về trạng thái toàn vẹn. Giao hợp tính dục là cách gần gũi nhất để bạn đạt đƣợc trạng thái này về mặt sinh l{. Đây là l{ do giải thích tại sao trong lãnh vực sinh lý nó là kinh nghiệm thỏa mãn sâu sắc nhất. Nhƣng giao hợp tính dục chẳng qua chỉ là sự thoáng hiện phù du của cái toàn vẹn, một khoảnh khắc hạnh phúc. Bao lâu còn u mê xem nó là một phƣơng tiện cứu rỗi, bạn vẫn còn kẹt trong vòng luẩn quẩn tìm kiếm sự kết thúc cảm thức phân ly trên bình diện hình tƣớng, vốn không sao tìm thấy đƣợc. bạn thấy cõi thiên đƣờng thấp thoáng đằng kia, nhƣng lại không đƣợc phép cƣ ngụ ở đó, và rồi chỉ thấy mình vẫn ở lại cái thân xác tách biệt này.

Về mặt tâm lý, cảm giác thiếu thốn và bất toàn lại càng lớn hơn. Bao lâu còn đồng hóa với tâm trí, lúc ấy bạn vẫn còn phải nhờ đến các thứ bên ngoài để biết về cái tôi của mình. Nghĩa là bạn hiểu đƣợc bản thân mình từ những thứ hoàn toàn chẳng liên quan gì đến con ngƣời thục của mình nhƣ địa vị xã hội, tài sản, dung mạo, thành công và thất bại, hệ thống tín niệm, và vân vân. Cái tự ngã hƣ ngụy hay cái tôi giả tạo do tâm trí bày đặt ra này cảm thấy dễ tổn thƣơng, bất an, và luôn luôn tìm kiếm những thứ mới lạ khác để đồng hóa vào, để có cảm giác rằng nó vẫn luôn luôn hiện hữu. Nhƣng chẳng có gì đủ để cho nó thỏa mãn lâu dài. Nỗi sợ hãi của nó vẫn luôn còn đó; cảm giác thiếu thốn và túng quẫn vẫn luôn còn đó.

Nhƣng rồi một mối quan hệ thật đặc biệt xuất hiện. Có vẻ nhƣ mối quan hệ đó là câu trả lời cho mọi vấn đề của tự ngã ấy và đáp ứng tất cả mọi đòi hỏi của nó. Ít ra ban đầu là nhƣ thế. Mọi thứ đem lại cho bạn cảm thức về cái tôi trƣớc kia giờ đây lại hóa ra khá vô nghĩa. Lúc này bạn có một tiêu điểm duy nhất thay thế cho mọi thứ khác, ban ý nghĩa cho cuộc sống của bạn, và qua đó bạn khẳng định nhân thân của mình: đó là ngƣời mà bạn “phải lòng”. Dƣờng nhƣ bạn không còn là một mảnh rời rạc trong cái vũ trụ lạnh lùng nghiệt ngã này nữa. Thế giới của bạn giờ đây đã có một tâm điểm: đó là ngƣời bạn yêu. Sự thật là tâm điểm này ở bên ngoài bạn, do đó bạn vẫn nhận thức về cái tôi căn cứ vào hình tƣớng bên ngoài bạn, nhƣng dƣờng nhƣ thoạt đầu hình tƣớng này cũng chẳng thành vấn đề. Điều quan trọng là những cảm giác ngấm ngầm về sự bất toàn, về nỗi sợ hãi, về sự thiếu thốn, và không thỏa mãn vốn là đặc điểm của trạng thái vị ngã dƣờng nhƣ không còn ám ảnh bạn nữa – phải thế không? Chúng tan biến đi hay vẫn tiếp tục hiện hữu bên dƣới cái vẻ hạnh phúc bề ngoài ấy?

Trong mối quan hệ mà bạn trải nghiệm cả “tình yêu” lẫn cái đối nghịch của nó – nhƣ sự công kích, sự bạo hành tình cảm, và vân vân – vậy thì có lẽ bạn đang lẫn lộn tình yêu với sự đeo bám vào tự ngã hƣ ngụy, và sự lệ thuộc có tính say nghiện. Bạn không thề yêu ngƣời bạn tình vào lúc này và rồi lại công kích ngƣời ấy vào lúc khác. Tình yêu đích thực không có đối nghịch. Nếu “tình yêu” của bạn có đối nghịch, vậy thì nó không phải là tình yêu mà chỉ là một đòi hỏi mãnh liệt của tự ngã hƣ ngụy đang cần một cảm nhận về chính mình một cách trọn vẹn và sâu sắc hơn, một nhu cầu mà ngƣời ấy tạm thời làm cho bạn thấy thỏa mãn. Cảm giác này thay thế cho sự cứu rỗi mà tự ngã hƣ ngụy đang tìm kiếm, và trong thời gian ngắn ngủi “đang yêu” đó, bạn hầu nhƣ cảm thấy nó giống nhƣ sự cứu rỗi vậy.

Nhƣng sẽ đến lúc mà cách cƣ sử của ngƣời bạn tình không còn đáp ứng đƣợc các đòi hỏi của bạn, hay đúng hơn cho tự ngã hƣ ngụy của bạn. cảm giác về nỗi sợ hãi, đau khổ, và thiếu thốn vốn thuộc về ý thức vị ngã, đang bị che khuất

Một phần của tài liệu EBOOK - SỨC MẠNH HIỆN TẠI (Trang 66 - 79)