NHỮNG CÁNH CỐNG DẪN VÀO CÕI BẤT THỊ HI Ệ N

Một phần của tài liệu EBOOK - SỨC MẠNH HIỆN TẠI (Trang 59 - 66)

Tiến sâu vào cơ thể

Tôi có thể cảm nhận được luồng năng lượng bên trong cơ thể mình, nhất là ở cánh tay và cẳng chân, nhưng dường như tôi không thể tiến sâu vào được, như ông đề nghị trước đây.

Hãy chuẩn bị một buổi thiền định. Không cần kéo dài. Mƣời đến mƣời lăm phút là đủ rồi. Trƣớc tiên, hãy chắc rằng không có sự việc bên ngoài nào làm phiền đến bạn, nhƣ điện thoại ai đó có thể phá vỡ sự liên tục của bạn chẳng hạn. Bạn hãy ngồi thoải mái trên một chiếc ghế, nhƣng đừng ngã ngƣời ra phía sau để giữ cho cột sống đƣợc thẳng đứng. Việc này sẽ giúp bạn luôn luôn cảnh giác. Nếu muốn, bạn có thể chọn tƣ thế thiền định thuận lợi cho riêng bạn. Hãy chắc rằng cơ thể bạn hoàn toàn thƣ giãn. Nhắm mắt lại, rồi hít thở sâu chừng vài lần. Cảm nhận hơi thở thấm sâu xuống phần bụng dƣới. Hãy quan sát cách mà phần bụng nài hơi co thắt và nở to ra theo từng hơi thở ra và hít vào. Rồi cảm nhận toàn bộ trƣờng năng lƣợng nội tại của cơ thể. Đừng suy nghĩ về nó – hãy cảm nhận nó. Làm nhƣ vậy, bạn triệu hồi ý thức ra khỏi tâm trí. Nếu thấy có lợi, bạn hãy dùng phép quán tƣởng “ánh sáng” tôi đã miêu tảở chƣơng trƣớc.

Khi bạn có thể cảm nhận cơ thể nội tại một cách rõ ràng nhƣ là một trƣờng năng lƣợng duy nhất, nếu có thể, bạn hãy buông bỏ mọi hình ảnh quán tƣởng để chỉ tập trung vào cảm nhận mà thôi. Nếu có thể, bạn cũng buông bỏ mọi hình ảnh về cơ thể vật lý còn lƣu lại trong tâm trí mình. Mọi thức còn sót lại lúc ấy chính là cảm nhận toàn triệt về sự hiện trú hay về “sƣ hiện hữu”, và cơ thể nội tại sẽ không còn có biên giới nào nữa. Sau đó, hãy tập trung chú ý sâu hơn nữa vào cảm nhận ấy. Hãy là một với nó. Hãy hòa nhập với trƣờng năng lƣợng, để không còn nhận thức nhị nguyên về chủ thể quan sát và đối tƣợng quan sát, về bạn và cơ thể bạn ở tâm trí mình nữa. Sự phân biệt giữa nội tại và bên ngoài giờ đây cũng tan biến đi, vì vậy không còn cơ thể nội tại nào nữa. Bằng cách tiến sâu vào cơ thể, bạn đã siêu vƣợt lên trên thân xác.

Hãy lƣu trú ở lãnh đại Bản thể hiện tiền thuần túy này bao lâu bạn còn cảm thấy mình thoải mái; sau đó, hãy cảm nhận lần nữa về cơ thể vật lý, về hơi thở cùng các giác quan của bạn, rồi mở mắt ra. Hãy quan sát cảnh vật chung quanh bạn trong vài phút theo lối thiền định – tức là không để cho tâm trí đặt tên chúng – và tiếp tục cảm nhận cơ thể nội tại trong khi bạn quan sát.

Tiếp cận với lãnh địa vô tƣớng ấy mới đích thực là giải thoát. Nó giải phóng bạn khỏi cảnh nô lệ và đồng hóa với hình tƣớng. Nó là sự sống trong trạng thái vô phân biệt trƣớc khi phân chia manh múng thành thế giới thiên sai vạn biệt. Chúng ta có thể gọi nó là cõi Bất thị hiện, là Cội Nguồn vô hình của tất cả mọi sự vật, là Bản thể hiện tiền bên trong tất cả mọi sinh linh. Nó là lãnh địa tĩnh lặng và an bình sâu thẳm, nhƣng cũng ngập tràn niềm vui và vô cùng sinh động. Bất cứ lúc nào hiện trú, bạn cũng đều trở thành “trong suốt” đến mức độ nào đó đối với ánh sáng, trở thành ý thức thuần túy xuất phát từ Cội Nguồn này. Bạn cũng nhận ra rằng ánh sáng đó không tách biệt khỏi con ngƣời bạn mà hợp thành chính cái tinh hoa của bạn.

Nguồn cội của khí

Phải chăng cõi Bất thị hiện là cái mà phương Đông gọi là khí, một loại sinh khí trong vũ trụ?

Không phải. Cõi Bất thị hiện là nguồn cội của khí. Khí là trƣờng năng lƣợng nội tại trong cơ thể bạn. Nó là chiếc cầu nối giữa phần cơ thể bên ngoài bạn và Cội Nguồn. Nó nằm ở nửa đƣờng giữa cõi thị hiện, tức thế giới hình tƣớng, và cõi Bất thị hiện. Có thể so sánh khí với một dòng song hay một dòng năng lƣợng. Nếu bạn đƣa trọng tâm ý thức của bạn tiến sâu vào cơ thể nội tại. Bạn đang ngƣợc dòng trở về Cội Nguồn của nó. Khí chuyển động; còn cõi Bất thị hiện thì tĩnh lặng. Khi bạn tiến đến điểm tĩnh lặng tuyệt đối, vậy mà vẫn tràn đầy sức sống, bạn đã vƣợt qua khỏi cơ thể nội tại và qua khỏi khí đến tận Cội Nguồn: tức là đến cõi Bất thị hiện. Khí là mối liên kết giữa cõi Bất thị hiện và vũ trụ vật chất.

Cho nên nếu tập trung chú ý sâu vào cơ thể nội tại. Bạn có thể tiến đến điểm này, đến cái điệm kz lại này, nơi mà thế giới tan biến vào cõi Bất thị hiện và cõi Bất thị hiện nhận lấy hình tƣớng dƣới dạng dòng năng lƣợng gọi là khí, sau đó mới biến thành thế giới. Đây là điểm sinh tử, là cửa quan sinh tử. Khi ý thức của bạn hƣớng ra bên ngoài, thì tâm trí và thế giới phát sinh. Khi nó đƣợc hƣớng vào bên trong, nó nhận ra Cội Nguồn của mình để trở về nhà tiến vào cõi Bất thị hiện. Thế rồi, khi ý thức của bạn quay trở lại thế giới thị hiện, bạn chấp nhận lại cái nhân thân hữu tƣớng mà bạn đã tạm thời từ bỏ. Bạn có một danh xƣng, một quá khứ, một hoàn cảnh sống và một tƣơng lai. Nhƣng về mặt cốt yếu, bạn không giống nhƣ con ngƣời trƣớc đây của mình nữa: Bạn đã thoáng thấy thực tại bên trong chính mình vốn không “thuộc về thế giới này”, mặc dù nó không tách mình khỏi thế giới này, cũng nhƣ không tách rời khỏi bạn.

Bây giờ bạn hãy thực hành tâm linh nhƣ sau: Khi bạn đi ra ngoài kiếm sống, đừng dành toàn bộ chú ý của mình cho thế giới bên ngoài và cho tâm trí của bạn. Hãy lƣu giữ đôi chút chú { vào bên trong. Tôi đã nói về điều này rồi. Hãy cảm nhận cơ thể nội tại ngay cả khi bị cuốn hút vào các sinh hoạt thƣờng ngày, nhất là khi bạn bị dính líu vào các mối quan hệ hay khi bạn gắn bó với thiên nhiên. Hãy cảm nhận sự tĩnh lặng sâu bên trong nó. Hãy giữ cho cánh cổng luôn rộng mở. Nhờ đó, bạn hoàn toàn có thể ý thức đƣợc cõi Bất thị hiện bàng bạc khắp mọi nơi trong cuộc sống. Bất kể sự việc gì xảy ra ở bên ngoài, bạn vẫn cảm nhận đƣợc nó nhƣ là sự an bình sâu sắc ở đâu đó trong bối cảnh cuộc sống, nhƣ là sự tĩnh lặng không bao giờ rời bỏ bạn.

Bạn trở thành chiếc cầu nối giữa cõi Bất thị hiện và cõi thị hiện, giữa Thƣợng đế và thế gian. Đây là trạng thái cộng thông với Cội Nguồn mà chúng ta gọi là giác ngộ.

Đừng có cảm tƣởng rằng cõi Bất thị hiện tách rời khỏi thế giới thị hiện. Làm sao có thể nhƣ thế đƣợc? Nó chính là sự sống bên trong mỗi hình tƣớng, là tinh hoa nội tại của tất cả mọi sự vật đang hiện hữu. Nó tràn đầy khắp thế giới này. Xin đƣợc giải thích nhƣ dƣới đây:

Giấc ngủ không mộng mị

Bạn du hành vào cõi Bất thị hiện hằng đêm khi bạn tiến vào giai đoạn ngủ sâu không mộng mị. Bạn hòa nhập vào Cội Nguồn. Bạn rút ra từ đó phần sinh lực duy trì bạn một thời gian khi bạn quay về cõi thị hiện, về thế giới hình tƣớng thiên sai vạn biệt. So với thực phẩm, năng lƣợng này cần thiết cho sự sống hơn nhiều: “con ngƣời sống không chỉ

riêng bằng bánh mì thôi” (trích sách Phúc âm). Nhƣng trong giấc ngủ không mộng mị, bạn không tiến vào Cội Nguồn một cách hữu thức. Mặc dù các chức năng cơ thể vẫn còn đang hoạt động, “bạn” không còn hiện hữu trong trạng thái đó nữa. Bạn có thể hình dung tiến vào giấc ngủ sâu không mộng mị với sự tỉnh thức hoàn toàn sẽ giống nhƣ thứ gì không? Không thể hình dung đƣợc, bởi vì tình trạng đó không có { nghĩa gì cả.

Cõi Bất thị hiện không giải phóng bạn cho đến khi bạn tiến vào đó một cách hữu thức. Đó là l{ do giải thích tại sao Chúa Jesus không nói: Chân lý sẽ giải thoát ngƣơi, mà nói: “Ngƣơi sẽ hiểu rõ chân lý, và chân lý sẽ giải thoát ngƣơi”. Đây không phải là chân lý ở bình diện khái niệm. Nó chính là chân lý về sự sống vĩnh hằng vƣợt ra khỏi hình tƣớng, vốn đƣợc hiểu một cách trực tiếp, nếu không bạn chẳng hiểu gì cả. Nhƣng đừng cố gắng giữ cho mình tỉnh táo trong giấc ngủ sâu không mộng mị. Dứt khoát bạn sẽ không thành công. Ít ra, bạn có thể giữ cho mình tỉnh táo trong giai đoạn ngủ nằm mộng, nhƣng không thể tiến xa hơn đƣợc. Tình hình này đƣợc gọi là nằm mộng tỉnh táo (lucid deaming), có thể thú vị và hấp dẫn, nhƣng nó vẫn không giải thoát bạn đƣợc.

Vì vậy, hãy dùng cơ thể nội tại của bạn làm cánh cổng, qua đó bạn tiến sâu vào cõi Bất thị hiện, và giữ cho cánh cổng đó luôn rộng mở để cho bạn thƣờng xuyên kết nối với Cội Nguồn. Về mặt cơ thể nội tại mà nói, thì cho dù thân xác bên ngoài của bạn già hay trẻ, yếu đuối hay khỏe mạnh, cũng không có gì khác biệt. Cơ thể nội tại có tính phi thời gian. Nếu chƣa có thể cảm nhận đƣợc cơ thể nội tại, bạn hãy dùng đến một trong những cánh cổng khác, mặc dù nói cho cùng tất cả chúng chỉ là một. Một số cánh cổng đã đƣợc bàn đầy đủ chi tiết rồi, nhƣng ở đây tôi cũng nhắc lại một cách ngắn gọn.

Những cánh cổng khác

Cái Bây giờ có thể đƣợc xem là cánh cổng chính. Nó là khía cạnh cốt yếu của mọi cánh cổng khác, kể cả cơ thể nội tại. Bạn không thể hiện diện trong cơ thể mình nếu không hiện trú toàn triệt trong cái Bây giờ.

Thời gian không thể tách rời khỏi thế giới thị hiện cũng giống nhƣ cái Bây giờ phi thời gian và cõi Bất thị hiện vậy. Khi bạn giải trừ đƣợc thời gian tâm lý nhờ triệt ngộ khoảng khắc hiện tại, bạn ý thức cõi bất thị hiện một cách trực tiếp lẫn gián tiếp. Một cách trực tiếp, bạn cảm thấy nó nhƣ là sức mạnh hiện trú hữu thức và rạng rỡ của mình – không hàm ngụ điều gì cảm chỉ hiện trú thôi. Một cách gián tiếp, bạn hiểu rõ cõi Bất thị hiện ở bên trong và thông qua lãnh vực của các giác quan. Nói khác đi, bạn cảm nhận đƣợc tinh hoa thƣợng đế trong mọi tạo vật, mọi đóa hoa, mọi hòn đá, và bạn nhận ra rằng: “Tất cả mọi sự vật hiện hữu đều linh thiêng”. Đây là l{ do giải thích tại sao Chúa Jesus phán: “Bổ đôi mảnh gỗ, Ta hiện hữu ở đó. Nhấc hòn đá lên, ngƣơi sẽ tìm thấy ta” (Phúc Âm thánh Thomas). Phán truyền này hoàn toàn xất phát từ tinh hoa Thƣợng đế hay bản tính Thiên Chúa của ngài.

Một cánh cổng khác dẫn vào cõi Bất thị hiện đƣợc kiến tạo nhờ ngƣng dứt dòng suy nghĩ. Tình hình này có thể khởi đầu bằng một việc làm rất đơn giản, nhƣ hô hấp một cách hữu thức hay ngắm nhìn một đóa hoa chẳng hạn trong trạng thái cảnh giác cao độ, sao cho cùng lúc ấy không có sự vận hành phán xét của tâm trí . Có nhiều cách để tạo ra khoảng hở trong dòng suy nghĩ lƣu xuất bất tận. Đây là tâm điểm mà toàn bộ thiền định nhắm đến. Ý nghĩ là một bộ phận thuộc lãnh địa của thế giới thị hiện. Hoạt động không ngƣng nghỉ của tâm trí cầm tù bạn trong thế giới hình tƣớng và trở thành tấm bình phong mờ đục ngăn cản không cho bạn nhận biết cõi Bất thị hiện, nhận biết cái tinh hoa Thƣợng đế vô tƣớng và phi thời gian trong chính bạn, trong mọi sự việc, và trong mọi tạo vật. Khi bạn hiện trú toàn triệt, dĩ nhiên bạn sẽ không cần phải quan tâm đến sự ngƣng dứt dòng suy nghĩ, bởi vì lúc ấy tâm trí tự động ngƣng cƣỡng chế bạn. Đó là l{ do giải thích tại sao tôi nói cái Bây giờ là khía cạnh cốt yếu của mọi cánh cổng khác.

Sự vâng phục – tức là buông bỏ mọi sự phản kháng về mặt tâm trí – xúc cảm đối với cái đang là – cũng là cánh cổng dẫn vào cõi Bất thị hiện. lý do thật đơn giản là: sự phản kháng nội tại tách bạn rời xa những ngƣời khác, xa rời chính bạn, và xa rời thế giới chung quanh bạn. Nó tăng cƣờng cảm nhận về sự phân biệt mà tự ngã hƣ ngụy lệ thuộc vào để tồn tại. Cảm giác phân biệt càng mạnh mẽ, bạn càng bị ràng buộc vào cõi thị hiện, vào thế giới hình tƣớng sai biệt. Càng bị ràng buộc vào thế giới hình tƣớng này, thì nhân cách hữu tƣớng của bạn càng trở nên vững chắc hơn và khó

xuyên thấu hơn. Cánh cổng bị đóng chặt, và bạn bị tách rời khỏi chiều kích nội tại, khỏi chiều sâu thẳm. Trong trạng thái vâng phục, nhân cách hữu tƣớng của bạn suy yếu đi và trở nên hơi “trong suốt”, có thể nói nhƣ vậy, cho nên cõi Bất thị hiện có thể chiếu sáng xuyên qua bạn.

Bạn có nhiệm vụ mở toang một cánh cổng trong cuộc đời mình để hữu thức tiến vào cõi Bất thị hiện. Hãy kết nối với trƣờng năng lƣợng trong cơ thể nội tại, hãy hiện trú toàn triệt, hãy giải trừ tình trạng đồng hóa với tâm trí, hãy vâng phục đối với cái đang là, đây là tất cả những cánh cổng bạn có thể dùng đƣợc – nhƣng bạn chỉ cần dùng một cái thôi.

Chắc hẳn tình thương cũng là một trong số những cánh cổng ấy?

Không. Ngay khi một trong những cánh cổng ấy mở ra, tình thƣơng hiện diện trong bạn nhƣ là “tri kiến nhờ cảm nhận” về cái nhất thể. tình thƣơng không phải là cánh cổng dẫn vào cõi Bất thị hiện; nó chính là cái đến với thế giới này xuyên qua cánh cổng ấy. Bao lâu bạn còn bị vƣớng mắc hoàn toàn trong nhân cách hữu tƣớng của mình, tình thƣơng không thể hiện hữu ở trong ngƣời bạn. Nhiệm vụ của bạn không phải là đi tìm tình thƣơng, mà là tìm thấy cánh cổng qua đó tình thƣơng đến với bạn.

Sự yên lặng

Phải chăng còn có những cánh cổng khác ngoài những cánh cổng ông vừa đề cập?

Vâng, có đấy. Cõi Bất thị hiện không tách rời cõi thị hiện. Nó bàng bạc khắp thế giới này, nhƣng nó khéo ngụy trang đến mức hầu nhƣ mọi ngƣời đều hoàn toàn không thấy nó. Nếu bạn biết chỗ nhìn, bạn sẽ thấy nó ở khắp nơi. Cánh cổng luôn luôn rộng mở.

Bạn có nghe tiếng chó sủa vẳng lại từ ngoài xa không? Hay tiếng ôtô chạy ngang qua không? Hãy lắng nghe thật kỹ. Bạn có thể cảm nhận sự hiện diện của cõi Bất thị hiện trong đó không? Bạn không thể ƣ? Hãy tìm kiếm nó bên trong cái tĩnh mịch mà từ đó cái âm thanh xuất phát và quay trở về. Hãy tập trung chú ý vào cái yên lặng hơn là vào các âm thanh. Tập trung chú ý vào cái yên lặng bên ngoài tạo ra sự yên lặng nội tại: tâm trí trở nên tĩnh lặng, cánh cổng đang mở toang ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mọi âm thanh đều sinh ra từ yên lặng, rồi chìm trở lại trong yên lặng, và suốt quãng đời của nó đƣợc bao quanh bởi sự yên lặng. Sự yên lặng cho phép âm thanh hiện hữu. Nó chính là bộ phận nội hàm mà bất thị hiện của mọi âm thanh, mọi nốt nhạc, mọi bài hát, mọi lời lẽ. Cõi Bất thị hiện có mặt trong thế giới này dƣới dạng sự yên lặng. Đây là l{ do giải thích tại sao ngƣời ta nói rằng không có thứ gì trong thế giới này lại giống Thiên Chúa nhƣ sự yên lặng. Tất cả mọi việc bạn phải làm là tập trung chú { vào nó. Ngay trong lúc đối thoại, hãy ý thức các khoảng hở giữa các lời lẽ, các quãng

Một phần của tài liệu EBOOK - SỨC MẠNH HIỆN TẠI (Trang 59 - 66)