Kết quả, ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ 1 Kết quả

Một phần của tài liệu Tài liệu Những chuyển biến mới về kinh tế-xã hội ở Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất pdf (Trang 64 - 66)

3.1. Kết quả

Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đập tan bộ máy chính quyền tay sai của Mĩ, đánh bại hoàn toàn âm mưu xâm lược của Mĩ ở miền Nam Việt Nam qua 5 đời tổng thống với 4 chiến lược chiến tranh và kéo dài 21 năm.

3.2. Ý nghĩa lịch sử3.2.1. Đối với dân tộc 3.2.1. Đối với dân tộc

Đây là một thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc, giải phóng trọn vẹn miền Nam, bảo vệ vững chắc miền Bắc XHCN.

Kết thúc 21 năm chống Mĩ, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của đế quốc tay sai, rửa sạch nỗi nhục mất nước hơn một thế kỉ của dân tộc.

Mở ra một kỉ nguyên mới của cách mạng Việt Nam: độc lập, thống nhất, đi lên XHCN. Cùng với chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, đại thắng mùa xuân 1975 đã cắm thêm một mốc vinh quang chói lọi trong quá trình đi lên của lịch sử Việt Nam.

3.2.2. Đối với quốc tế

Đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử 200 năm của Mĩ, tác động mạnh đến nội tình nước Mĩ và cục diện thế giới.

Đây là một thắng lợi có tính có tính chất thời đại, làm phá sản học thuyết Ni - xon, đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ và đồng minh, thu hẹp và làm yếu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới chống chủ nghĩa đế quốc.

3.3.1. Chủ quan

Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối quân sự, chính trị độc lập, tự chủ đúng đắn và sáng tạo. Đó là đường lối tiến hành đồng thời Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và Cách mạng XHCN ở miền Bắc.

Truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc được khơi dậy và phát huy một cách tối đa, tạo nên sức mạnh to lớn của cách mạng Việt Nam.

Miền Bắc đảm bảo nghĩa vụ hậu phương lớn, chi viện kịp thời về sức người sức của, tiếp thêm sức mạnh cho cách mạng miền Nam.

Ngoài ra, tình đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương cũng đã góp phần làm nên thắng lợi của mỗi nước.

3.3.2. Khách quan

Nhờ vào sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCH anh em.

Sự đồng tình ủng hộ của phong trào cộng sản, phong trào giải phóng dân tộc và các lực lượng dân chủ hòa bình thế giới trong đó có nhân dân Mĩ.

Câu hỏi và bài tập:

Câu 1: Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Hội nghị lần thứ 21 của BCH Trung ương Đảng. Tại sao ta lại chọn Tây Nguyên làm điểm mở đầu cho cuộc tổng tấn công?

Câu 2: Trình bày khái quát quá trình đế quốc Mĩ đi từ can thiệp đến trực tiếp xâm lược nước ta từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1975. Giải thích nguyên nhân. (Đề thi tuyển sinh Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh 1998)

BÀI 25

Một phần của tài liệu Tài liệu Những chuyển biến mới về kinh tế-xã hội ở Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất pdf (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w