Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp 1 Nguyên nhân thắng lợ

Một phần của tài liệu Tài liệu Những chuyển biến mới về kinh tế-xã hội ở Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất pdf (Trang 39 - 41)

5.1. Nguyên nhân thắng lợi

Đảng ta đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam:

Đề ra đường lối chính trị, quân sự đúng đắn: giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội; kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Nhờ đó, Đảng đã động viên được toàn dân tham gia kháng chiến.

Xác định đường lối kháng chiến thích hợp: toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh. Nhờ vậy, Đảng đã tạo nên được thế trận cả nước đánh giặc.

Nhờ có hậu phương vững chắc mà Đảng đã vận động được cao nhất sức người, sức của để phục vụ cho kháng chiến.

Nhờ có sự đoàn kết phối hợp giữa nhân dân ba nước Đông Dương, sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn của các nước XHCN và nhân dân tiến bộ trên thế giới.

5.2. Ý nghĩa lịch sử

Thắng lợi của nhân dân ta đã buộc thực dân Pháp phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, làm thất bại âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh của Pháp – Mĩ ở Đông Dương.

Bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng tháng Tám, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo thuận lợi cho miền Bắc tiến hành cách mạng ruộng đất, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Giáng một đòn mạnh mẽ vào hệ thống thực dân, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, đồng thời đánh tan âm mưu của đế quốc Mĩ muốn thay chân Pháp nô dịch nhân dân Đông Dương, ngăn chặn sự phát triển của phong trào cách mạng ở Đông Nam Á.

Làm sáng tỏ chân lí: trong thời đại ngày nay, dù là một dân tộc đất không rộng, dân không đông nhưng nếu quyết tâm, biết đoàn kết chiến đấu với đường lối cách mạng đúng đắn, được sự ủng hộ của quốc tế thì hoàn toàn có khả năng chiến thắng bất cứ kẻ thù nào.

Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới mà trước hết là ở châu Á và châu Phi.

Câu hỏi và bài tập:

1. Hãy trình bày tóm tắt chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, chiến dịch biên giới 1950 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.[Đề thi Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, 1998]

2. Bối cảnh lịch sử, phương hướng chiến lược và thắng lợi của ta trong đông xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ. [Đề thi tuyển sinh Đại học KHXH & NV Tp. Hồ Chí Minh, năm 1998]

3. Từ thu đông 1950 đến hè 1954, trên chiến trường Bắc bộ, quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện các chiến dịch tiến công lớn nào?.

4. Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến của Hội nghị Giơ – ne – vơ về Đông Dương năm 1954. Nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định.

5. Phân tích ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.[Đề thi Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, 1998]

BÀI 13

Một phần của tài liệu Tài liệu Những chuyển biến mới về kinh tế-xã hội ở Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất pdf (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w