BOSCH
Sơ đồ này được sử dụng trên xe Porche, Alfa-Romeo, Mazerati (hình 5.51). Với mục đích tăng năng lượng đánh lửa (CU2/2) hệ thống đánh lửa điện dung trên ôtô người ta trang bị bộ đổi điện để tăng điện áp mạch sơ cấp từ 12 VDC lên 300 ÷ 400 VDC.
Nguyên lý làm việc của mạch đổi điện như sau:
Khi bật công tắc máy, qua cầu phân thế R1, R2, điện thế trên R2 được đưa đến cực B thông qua W2 làm T1bắt đầu mở. Dòng qua T1tăng dần cảm ứng lên W2một sức điện động khiến T1 dẫn bão hòa làm tăng nhanh dòng qua
W1. Khi dòng qua W1 đạt giá trị bão hòa, tốc độ biến thiên dòng giảm cảm ứng lên W2 một sức điện động có chiều ngược lại làm đóng T1. Sau đó quá trình tiếp tục được lặp lại.
Sự thay đổi dòng qua W1 sẽ cảm ứng lên W3 một sức điện động dạng sóng vuông có biên độ xấp xỉ 400 V và nạp cho tụ C qua diode D2.
Trên các hệ thống đánh lửa bằng vít, ở tốc độ cao thường xảy ra hiện tượng rung vít làm giảm thời gian tích lũy năng lượng tđ. Trong sơ đồ này có mạch điện tử có thể chống rung vít rất hiệu quả.
Hình 5.51: Sơ đồ hệ thống đánh lửa CDI điều khiển bằng vít có mạch
chống rung BOSCH
Khi vít đóng, dòng qua R3→ R4 làm T2 mở. Dòng cực góp T2 đi qua R5 và nạp tụ C2qua R6phân cực nghịch cực B-E của T3 làm nó đóng.
R1 R2 R2 R3 R4 R5 R6 R7 R8 W1 W2 W4 W3 W5 T1 T2 T3 D1 D2 C C2 SCR Vít Đến bộ chia điện
Khi vít mở, T2 đóng, tụ C2 phóng điện qua R6 và R5 và phân cực thuận cực B- E của T3 làm T3 dẫn. Lúc đó, tụ C2 sẽ phóng điện qua T3 và R7, R8 kích cho
SCR mở và tụ C sẽ phóng điện qua cuộn sơ cấp và ở cuộn thứ cấp của bobine sẽ xuất hiện sức điện động cao thế.
Nếu xảy ra hiện tượng rung vít, tức lặp lại quá trình mở vít do sự rung của lò xo lá trên vít búa, T3 sẽ mở trong thời gian ngắn nhưng hiệu điện thế trên tụ
C2 tại thời điểm này không kịp đạt giá trị có thể phóng điện qua R7, R8 do đó SCR vẫn đóng và tụ C không xả.