CHƯƠNG 2 TRONG THI GIAN QUA Ờ TH CTR NG C CÁCH THT CH QUAN V T NAM ẢỆ

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 38 - 102)

VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

I THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HẢI QUAN VIỆT NAM

I.1 Những cải cách về văn bản pháp luật thủ tục Hải quan

Trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa, nhà nước độc quyền về ngoại thương, việc trao đổi hàng hóa diễn ra chủ yếu với các nước XHCN trong Hội đồng tương trợ kinh tế bằng nghị định thư, nên về cơ bản việc cải cách hệ thống văn bản pháp luật về thủ tục Hải quan không có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Hoạt động của ngành Hải quan dựa chủ yếu vào Điều lệ Hải quan ban hành theo Nghị định số 03/CP ngày 27/2/1960, qui định tương đối hoàn chỉnh về Hải quan Việt Nam như nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Hải quan, thủ tục Hải quan, chế độ kiểm tra giám sát Hải quan. Và sau đó là Nghị định số 139/HĐBT ngày 20/10/1984 đã qui định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, cơ cấu bộ máy ngành Hải quan. Nhiều văn bản pháp luật khác về ngành Hải quan và các bộ ngành liên quan đến hoạt động ngoại thương cũng đã được ban hành, nhưng do giai đoạn đó hoạt động ngoại thương chưa có điều kiện phát triển mạnh nên chế độ chính sách về hoạt động ngoại thương chưa có nhiều thay đổi.

Pháp lệnh Hải quan ra đời trong tổng thể một loạt các văn bản qui phạm pháp luật hình thành nên chế độ Hải quan của ta. Trước hết việc ban hành Hiến pháp 1992 với những qui định hoàn toàn mới về chế độ, chính sách trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại như bỏ chế độ nhà nước độc quyền về ngoại thương, công nhận và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng..., đã tạo cơ sở cho việc ban hành các Luật và các văn bản qui phạm pháp luật khác. Hệ thống văn bản pháp luật về chế độ thuế quan, về quản lý ngoại thương, về hoạt động đầu tư nước ngoài, về tổ chức bộ máy và quyền hạn của cơ quan Hải quan, đã tạo nên nhiều sự đổi mới trong hoạt động của ngành Hải quan nói chung và thủ tục Hải quan nói riêng.

Nghị quyết của 38/CP ngày 04/5/1994 về cải cách thủ tục hành chính đã đặt ra nhu cầu cấp thiết phải cải cách thủ tục hành chính ngành Hải quan nói chung, và thủ tục Hải quan nói riêng, trong đó

cách thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh. Nghị quyết cũng đưa ra yêu cầu soát xét lại toàn bộ các qui định về thủ tục hành chính. Chính vì hoạt động của ngành Hải quan là một hoạt động tổng hợp có liên quan đến rất nhiều bộ ngành khác, nên hệ thống văn bản trực tiếp về ngành Hải quan và các qui phạm pháp luật có liên quan là rất nhiều. Để thực hiện cải cách hành chính Hải quan thì nhiệm vụ rà soát lại hệ thống pháp luật về Hải quan là rất quan trọng. Thi hành Nghị quyết 38/CP Tổng cục Hải quan đưa ra chỉ thị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan số 1121-TCHQ/VP ngày 16/9/1994 nhấn mạnh hơn nữa vai trò và sự cần thiết của việc rà soát sửa đổi, phát hiện kiến nghị sửa đổi, bổ xung hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến ngành Hải quan. Đây là một nhiệm vụ quan trọng trong cải cách hệ thống văn bản pháp luật thủ tục Hải quan.

Thực hiện Nghị quyết 38/CP và sau đó là Quyết định số 355/TTg của thủ tướng chính phủ, Tổng cục Hải quan đã khẩn trương tiến hành triển khai nhiệm vụ rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật về Hải quan.Thực hiện Quyết định 355/TTg ngày 28/5/1997 về tổng rà soát và hệ thống hóa văn bản qui phạm pháp luật trong hơn 20 năm qua. Ngày 10/6/1997 Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ra Quyết định số 234/QĐ-TCCB thành lập ban chỉ đạo về tổng rà soát và hệ thống hóa văn bản qui phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về Hải quan.

Sau đó, theo Quyết định 670 ngày 30/7/1998 của thủ tướng chính phủ về rà soát văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực XNK và Hải quan, công việc rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật về Hải quan đã được tiếp tục tiến hành. Đến năm 1999, qua kiểm tra, phát hiện có khoảng hơn 200 văn bản qui phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền ban hành về chính sách, cơ chế quản lý xuất khẩu, nhập khẩu do chồng chéo hoặc không phù hợp đã gây ách tắc ở cửa khẩu, cản trở kinh doanh XNK và thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thủ tướng chính phủ đã giao cho Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và tổ rà soát văn bản của chính phủ (tổ 670) có trách nhiệm phối hợp với các ngành hữu quan xem xét, kiến nghị việc bãi bỏ, ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung cho thống nhất, chặt chẽ và sát thực tế để tạo sự thông thoáng cho hoạt động XNK và thu hút đầu tư. Đối với các văn bản nằm trong thẩm quyền của Tổng cục Hải quan, theo trả lời của ông Nguyễn Đức Kiên trên báo Thời báo kinh tế số 38 ngày 29/3/2000, cho đến thời điểm đó ngành Hải quan đã huỷ 500 văn bản không sát, không phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó, ngành cũng xem xét lại những mảng còn trống chưa có văn bản nào hướng dẫn để soạn thảo ngay văn bản phù hợp và rà soát, tập trung lại các văn bản có hiệu lực để dễ quản lý và thực hiện.

Tổ công tác 670 của chính phủ, cùng đại diện của 18 bộ ngành chức năng thảo luận, bàn bạc, thống nhất báo cáo đề xuất lên Thủ tướng chính phủ xem xét trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ cho bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới 169 văn bản qui phạm pháp luật trong đó có 11 văn bản cần bãi bỏ, 65 văn bản cần sửa đổi, bổ sung, 93 văn bản cần ban hành mới. Nội dung những văn bản đó tập trung vào các vấn đề vướng mắc, nổi cộm cần tháo gỡ để tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng hơn nữa cho hoạt động XNK và làm thủ tục Hải quan. Những con số trên cho thấy nhu cầu cải cách trong hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động Hải quan là rất lớn. Sự cần thiết một hệ thống văn bản pháp luật rõ ràng, minh bạch, thống nhất, không chồng chéo, có tính ổn định và phù hợp với những yêu cầu hội nhập kinh tế vẫn đang đòi hỏi có những cải cách sâu rộng hơn để đáp ứng được xu thế phát triển kinh tế, xã hội của nước ta, khẳng định những bước tiến trong việc cải cách hệ thống văn bản pháp luật về Hải quan, và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong điều kiện đổi mới. Luật Hải quan 2001 ra đời đánh dấu bước đi quan trọng của pháp luật Hải quan trong việc thực hiện chính sách mở của nền kinh tế và hội nhập kinh tế của Việt Nam. Việc huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật nói trên đã góp phần quan trọng trong tiến trình cải cách thủ tục Hải quan

Trên đây chỉ là những nét chính trong việc cải cách hệ thống văn bản pháp luật về Hải quan. Những nội dung của cải cách hệ thống văn bản pháp luật về Hải quan, về thủ tục Hải quan, được ghi nhận chi tiết, rõ ràng hơn trong các văn bản pháp luật cụ thể đối với từng hoạt động Hải quan, những nội dung đó sẽ được tìm hiểu kỹ hơn trong những phần sau.

I.2 Cải cách thủ tục cấp phép cho hoạt động XNK

Sự kiểm soát đối với đối tượng kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện qua một hệ thống công cụ với những biện pháp quản lý nhất định. Đó là việc cấp phép (trade permit) hoặc cấp đăng ký kinh doanh, hay cấp giấy phép đầu tư, không thông qua hệ thống đó, các thể nhân không thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hay buôn bán kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

Trước đây, để kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu thì thương nhân phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu cho từng chuyến. Thời gian xin được giấy phép thường mất một vài ngày hoặc thậm chí lâu hơn, thời gian chờ đợi này làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và phải chịu thêm một số chi phí, đôi khi còn làm lỡ cơ hội của họ. Khi Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới với chính sách mở cửa kinh

tế, đa dạng hóa, đa phương hóa mối quan hệ với các nước thì việc bãi bỏ giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu từng chuyến trở thành một yêu cầu cấp thiết. Sau khi thực hiện thí điểm tại Hà Nội và Hải Phòng đạt kết quả tốt, “Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan thống nhất kể từ ngày 1/7/1994 thực hiện trong cả nước việc bỏ giấy phép xuất khẩu từng chuyến” (theo thông báo số 07-TM/XNK ngày 22/6/1994). Kết quả thực hiện khẳng định nhà nước, ngành Hải quan có thể quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu mà không cần phải áp dụng biện pháp cấp giấy phép chuyến. Do đó ngày 25/12/1995, Chính phủ đã ban hành Nghi định số 89/NĐ-CP chính thức bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa từng chuyến, tiến thêm một bước về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý xuất nhập khẩu. Việc bãi bỏ cấp giấy phép xuất nhập khẩu chuyến đã giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, rút ngắn thời gian làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu, giảm bớt chi phí và chớp thời cơ kinh doanh tốt hơn. Ngay sau khi Nghị định 89/CP được ban hành, Tổng cục Hải quan đã cùng Bộ Thương mại ban hành thông tư liên bộ số 01/TM-TCHQ ngày 20/6/1996 hướng dẫn việc tổ chức thực hiện Nghị định này một cách cụ thể, chặt chẽ, đồng thời ngành Hải quan cũng có văn bản hướng dẫn các đơn vị Hải quan trong toàn ngành thực hiện Nghị định với những nội dung và mẫu biểu cụ thể.

Với việc ban hành Luật Thương mại ngày 10/5/1997, thương mại Việt Nam đã bước sang trang mới. Nghi định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 qui định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài và thông tư hướng dẫn số 18/1998/TT-BTM ngày 28/8/1998 của Bộ Thương mại đã qui định cụ thể về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu. Theo đó, thương nhân là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, thành lập theo qui định của pháp luật, được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ngành nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi đã đăng ký mã số Hải quan, các giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu mà Bộ Thương mại đã cấp hết hiệu lực từ ngày 1/9/1998. Thực hiện Nghị định 57/CP , Chính phủ đã bãi bỏ hoàn toàn giấy phép kinh doanh XNK trực tiếp (giấy phép 7 số) do Bộ thương mại cấp, thay vào đó Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký với cơ quan Hải quan mã XNK là đủ.

Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 2/8/2001 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều trong Nghị định 57/1998/NĐ-CP và thông tư số 20/2001/TT-BTM ngày 17/8/2001 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện, đã mở rộng hơn nữa quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu cho cả các doanh nghiệp được thành lập theo Luật Hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể được tổ chức và đăng ký kinh doanh theo

Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của chính phủ về đăng ký kinh doanh.

Đối với xuất khẩu, các thương nhân Việt Nam được quyền xuất khẩu tất các loại hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề, ngành hàng ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu; tuy nhiên với hàng hóa trong danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện thì trước khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa, thương nhân phải thực hiện đầy đủ theo các điều kiện mà pháp luật qui định đối với các loại hàng hóa đó

Do có những cải cách trên mà thủ tục đối với hàng hóa XNK gọn nhẹ hơn, tạo điều kiện thực hiện đơn giản hơn cho cả cơ quan quản lý là Tổng cục Hải quan và các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Việc bãi bỏ thủ tục cấp phép XNK từng chuyến và giấy phép kinh doanh XNK trực tiếp là những cải cách đặc biệt quan trọng trong quá trình cải tiến cơ chế XNK. Hoạt động XNK của Việt Nam đang có những tiến triển thuận lợi, và những thay đổi trên đang dần từng bước làm đơn giản hóa, hiện đại hóa thủ tục Hải quan để có thể đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

I.3 Cải cách về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu

I.3.1 Giảm đáng kể danh mục hàng quản lý chuyên ngành

Thực hiện Nghị định 89/CP của Chính phủ về việc bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép XNK hàng hóa từng chuyến, thay vào đó là chế độ giám sát, quản lý, thống kê nhà nước về Hải quan và bằng hàng rào phi thuế quan, phục vụ quản lý vĩ mô của Chính phủ, Nghị định này là một chủ trương lớn trong quá trình thực hiện cải cách thủ tục Hải quan, nhằn xoá bỏ phiền hà, đơn giản hóa thủ tục giấy tờ, thúc đẩy hoạt động XNK.

Theo Nghị định 89/CP có khoảng gần 400 mặt hàng và nhóm mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành của 9 Bộ ngành chức năng: Bộ công nghiệp, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Thuỷ sản, Bộ Văn hóa- thông tin, Ngân hàng nhà nước, Tổng cục Bưu điện, Bộ Quốc phòng. Các danh mục quản lý chuyên ngành do từng Bộ, ngành chức năng ban hành cụ thể lại không sắp xếp theo danh mục hàng hóa tính thuế của Bộ Tài chính và cũng không phù hợp với hệ thống phân loại và mã hóa hàng hóa HS . Và ngoài ra, qua thực hiện thực tế còn nhiều mặt hàng, nhóm mặt hàng chưa được qui định cụ thể hoặc chồng chéo trong việc quản lý, nhất là về thủ tục cấp phép, xác nhận còn rườm rà, gây nhiều phiền hà cho doanh nghiệp,

lý chuyên ngành do vậy đã gây nhiều khó khăn cho cơ quan Hải quan và doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục Hải quan, nhất là trong việc xác định đúng tên gọi, mã số hàng hóa để từ đó áp thuế suất chính xác.

Để khắc phục tình trạng trên, trong những năm qua nhiều biện pháp đã được đưa ra và đã tạo được những kết quả khả quan.

Trước hết tổ công tác 670 đã kiến nghị giảm đáng kể danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành. Kết quả danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành đã có xu hướng giảm bớt và được các Bộ, ngành quản lý chức năng rà soát lại đồng thời cụ thể hóa danh mục theo mã HS để cơ quan Hải quan cũng như các doanh nghiệp dễ thực hiện.

Cụ thể, cho đến năm 1999, Bộ Lao động- Thương binh và xã hội đã thống nhất bỏ danh mục quản lý chuyên ngành về thiết bị máy móc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động không phải kiểm tra ngay tại cửa khẩu như trước để tránh gây ùn tắc, khó khăn chậm trễ cho doanh nghiệp; Ngân hàng Nhà nước cũng giảm bớt danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành từ 20 mặt hàng xuống còn 6 mặt hàng, nhưng 6 mặt hàng này cũng không còn thuộc diện quản lý chuyên ngành mà chỉ phục vụ riêng cho ngành ngân hàng

Để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động XNK, Chính phủ thay đổi cơ chế điều hành XNK hàng năm bằng việc ban hành Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 38 - 102)