6. Kết cấu của đề tài
3.2.2. Định hƣớng phát triển
- Phát triển du lịch phải đi đôi với việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho các khu, điểm du lịch, tôn tạo trùng tu di tích. Xây dựng hệ thống điện, đƣờng, hệ thống thống tin liên lạc
- Khai thác thế mạnh của tự nhiên, các tỉnh Việt Bắc đồi núi chiếm diện tích lớn, có nhiều núi cao, đây là lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nhƣ thể thao, thám hiểm, du lịch sinh thái…
- Khu vực có nhiều dân tộc sinh sống, điều kiện thuận lợi phát triển du lịch cộng đồng để du khách đến với các làng bản, tìm hiểu đời sống sinh hoạt, văn hóa của ngƣời dân.
- Gắn kết các di tích văn hóa, lịch sử và những lễ hội văn hóa truyền thống, tổ chức lễ hội ở những điểm du lịch, điểm di tích.
- Trong các lễ hội thì công tác đón tiếp khách cần đƣợc quan tâm chu đáo, cần có đội ngũ cán bộ biết tổ chức các nghi lễ trong lễ hội một cách trang nghiêm, đúng quy định. Cần có đội ngũ thật sự năng động để quản lý tốt các trò
chơi trong lễ hội.
- Ban quản lý lễ hội cần phối hợp công an, bảo vệ địa phƣơng đảm bảo an ninh cho khách du lịch đến với lễ hội. Quản lý tốt nơi gửi xe cho khách, vé tham quan…
- Các dịch vụ bổ sung, phải đƣợc đầu tƣ, tạo sự hấp dẫn, hợp lý để thu hút khách du lịch, đáp ứng nhu cầu của khách.
- Giáo dục ý thức của ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời dân địa phƣơng đối với hoạt động du lịch.
Để phát triển du lịch, đặc biệt hoạt động du lịch văn hóa, đòi hỏi sự đầu tƣ quan tâm của các cấp, các ngành, sự hợp tác của các cơ sở dịch vụ lƣu trú…