0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Quan niệm nhân sinh

Một phần của tài liệu DANH LAM THẮNG CẢNH TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT (Trang 40 -48 )

2.1. Trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng

Con ngời là đối tợng thẩm mĩ, là hình tợng nghệ thuật trung tâm của văn học nghệ thuật. Vì vậy ở mỗi góc độ khác nhau có quan niệmvề con ngời cũng khác nhau:

Trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng nói chung và trong thơ Nôm Hồ Xuân H- ơng viết về danh lam thắng cảnh nói riêng ta thấy tuy nó không phải là “sản phẩm của xã hội ấy xây dựng trên nền tảng các quan hệ phong kiến ”nhng vẫn chịu “ảnh hởng hoặc mô hình vũ trụ thiên - địa - nhân, hoặc quan niệm “thiên nhân tơng

cảm” có từ cổ xa”. Cho nên, nổi lên trớc tiên trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng vẫn là quan niệm “con ngời là một cá thể vũ trụ, mang dấu ấn của vũ trụ thiên nhiên”.

Nếu nh mối quan hệ giữa con ngời với vũ trụ, thiên nhiên trong thơ Nôm Đ- ờng luật của Nguyễn Trãi. Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Bà huyện Thanh Quan chủ yếu là mối quan hệ con ng… ời hoà nhập với vũ trụ, gắn bó với thiên nhiên, coi thiên nhiên là nơi “lánh đục về trong”, là nơi di dỡng tính tình, là nơi ký thác tâm sự, nổi niềm, chí hớng của con ngời, thì mối quan hệ giữa con ngời với vũ trụ thiên nhiên trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng lại là mối quan hệ con ngời liên kết với vũ trụ, đối sánh với thiên nhiên, gắn bó chặt chẽ nhng không chìm khuất trong vũ trụ, không bị thiên nhiên trùm lấp, xoá mờ…

Hồ Xuân Hơng đã sử dụng một loạt những hình tợng ớc lệ nh: “nớc non”, “non sông”, “nhật nguyệt” để thể hiện thiên nhiên, vũ trụ trong mối quan hệ…

với con ngời nh :

Gan nghĩa giãi ra cùng nhật nguyệt, Khối tình cọ mãi với non sông.

(Đá Ông Chồng Bà Chồng)

Mở phố giang sơn bốn mặt ngời.

(Chợ Trời Chùa Thầy)

Tình cảnh ấy nớc non này.

(Cảnh chùa ban đêm)

Và Hồ Xuân Hơng còn dùng những hình tợng chân thực, sống động của tự nhiên nh: trăng, đèo, kẽm để thể hiện mối quan hệ giữa con ng… ời với vũ trụ, thiên nhiên nhằm qua đó hình thành quan niệm con ngời vũ trụ.

Với cái nhìn “nhân cách hoá vũ trụ” Hồ Xuân Hơng còn phát hiện tài tình những sinh lực mới, sức sống mới của con ngời đợc hoá thân, tợng hình trong một số hình tợng thiên nhiên nh trong bài Đá Ông Chồng Bà Chồng.

Khéo khéo bày trò tạo hoá công, Ông Chồng đã vậy lại Bà Chồng. Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc,

Thớt dới sơng pha đợm má hồng. Gan nghĩ giãi ra cùng nhật nguyệt, Khối tình cọ mãi với non sông. Đá kia còn biết xuân già giặn, Chả trách ngời ta lúc trẻ trung.

Có thể nói những khối đá vô tri kia khi đi vào thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hơng bỗng nh có hồn ngời và đã chuyển hoá thành một đôi tình nhân vợt lên thời gian và tuổi tác sống thuỷ chung trong tình yêu và nồng nàn trong hạnh phúc. Rõ ràng nhìn hình sông giáng núi, ngắm vẻ đẹp tạo hoá càn khôn, ngời xa thờng lắng trầm suy t về mối quan hệ “thiên nhiên tơng dữ”, về tính chất “địa linh nhân kiệt” , còn nữ sĩ Hồ Xuân H… ơng thì ta lại tìm thấy ở đấy tất cả vẻ đẹp đầy xuân sắc, đầy hấp dẫn giới tính của ngời phụ nữ trong tình yêu đôi lứa và chất thơ trong những khoái lạc trần thế của con ngời. Đó chính là kết quả của một cá tính sáng tạo nghệ sĩ và cũng chính là quan niệm nghệ thuật về “con ngời vũ trụ” hết sức mới mẻ của Hồ Xuân Hơng.

Cái nhìn nghệ thuật đầy mới lạ về vũ trụ - thiên nhiên của Hồ Xuân Hơng trong thơ Nôm truyền tụng còn đợc nhà thơ thể hiện tài tình, tinh tế trong một số bài thơ mà đặc biệt ở đây là một số bài thơ viết về danh lam thắng cảnh nh : Đèo Ba Dội, Kẽm Trống

Trong bài thơ Đèo Ba Dội ta thấy một danh lam thắng cảnh đã hiện lên là đèo Ba Dội. “Ba Dội” là tên Nôm của “Tam Điệp” - “Một dãy núi có ba ngọn, ngọn giữa rất cao, tức là chỗ chia địa giới giữa Ninh Bình và Thanh Hoá. Dãy núi ấy đã trở thành thi đề cho văn học dân gian và văn học bác học Việt Nam thời trung đại ”. Theo Nguyễn Xuân Kính thì ít nhất cũng có đến ba bài ca dao về “Ba Dội”. Lấy cảm hứng về “Ba Dội”, Hồ Xuân Hơng đã viết một bài thơ vịnh cảnh rất nổi tiếng:

Một đèo, một đèo, lại một đèo, Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo. Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,

Hòn đá xanh rì lún phún rêu. Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc, Đầm đìa lá liễu giọt sơng gieo. Hiền nhân quân tử ai là chẳng ? Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.

Song, bằng cái nhìn “nghệ thuật đồng hiện” giữa “cái mình thấy” với “cái mình cảm” Hồ Xuân Hơng đã khắc họa cụ thể một cảnh đẹp tự nhiên nhng lại in đậm dấu ấn giới tính của con ngời. Bằng cách sử dụng nghệ thuật điệp từ, tính từ, từ láy tợng hình, tợng thanh, Hồ Xuân Hơng thông qua việc miêu tả đặc điểm cấu trúc tự nhiên của một dãy núi (đúng hơn là một ngọn đèo) ở Đàng Ngoài (Việt Nam), mà đã tế nhị miêu tả những đặc điểm chi tiết về bộ phân kín đáo trên cơ thể ngời phụ nữ và nói lên sự hấp dẫn, sức thu hút mạnh mẽ của nó đối với những ngời khác giới.

Tơng tự, ở bài thơ Kẽm Trống, Hồ Xuân Hơng đã miêu tả một thắng cảnh thuộc địa đầu huyện Kim Bảng giáp giới huyện Thanh Liêm cũng bằng cái nhìn đồng hiện giữa “cái mình thấy” và “cái mình cảm”. Cho nên ngoài nghĩa công khai là tả thực “Kẽm Trống”, bài thơ của Hồ Xuân Hơng còn có nghĩa ngầm nhằm tả bộ phận kín đáo trên thân thể ngời phụ nữ:

Hai bên thì núi, giữa thì sông, Có phải đây là Kẽm Trống không ? Gió giật sờn non khua lắc cắc, Sóng dồn mặt nớc vỗ long bong.

ở trong hang núi còn hơi hẹp, Ra khỏi đầu non đã rộng thùng. Qua cửa mình ơi ! Nên ngắm lại, Nào ai có biết nổi bng bồng.

Bên cạnh hình tợng “con ngời vũ trụ” và quan niệm về con ngời vũ trụ hết sức đổi mới so với quan niệm truyền thống, trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng còn

xuất hiện hình tợng “con ngời xã hội” và quan niệm về con ngời xã hội của Hồ Xuân Hơng cũng không kém phần độc đáo, mới lạ.

Điểm quan trọng nhất ở quan niệm nghệ thuật về con ngời trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hơng chính là việc nhà thơ thể hiện con ngời cá nhân (hình tợng tác giả) một cách toàn diện và sâu sắc. Nếu nh con ngời cá nhân trong thơ Nôm Đờng luật của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ hoà tan trong cộng đồng gia tộc, dòng họ, quốc gia, v… ơng triều, thì con ngời cá nhân trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hơng chính là “cái tôi” của “con ngời này”, “cái tôi” của một cá nhân cụ thể rất có ý thức về mình, rất bản ngã và đầy cá tính.

Biểu hiện cho ý thức về con ngời cá nhân, cho “cái tôi” của Hồ Xuân Hơng là những bài thơ Nôm viết về mình mà cụ thể hơn là những bài thơ Nôm viết về danh lam thắng cảnh nh: Đài Khán Xuân, Đề đền Sầm Nghi Đống, Đèo Ba Dội, Kẽm Trống…Hình tợng tác giả trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng không chỉ là một con ngời cá nhân bản năng, mà còn là một ngời phụ nữ rất giàu nữ tính và có cá tính.

Tóm lại trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng qua các bài thơ viết về danh lam thắng cảnh ta thấy con ngời đứng ở vị trí trung tâm của vũ trụ và do vậy nhà thơ đã nhìn vũ trụ, miêu tả thiên nhiên bằng cái nhìn bản năng, giới tính và biện pháp nghệ thuật “nhân cách hoá”. Còn con ngời xã hội là con ngời xuất hiện nhiều ở khía cạnh giới tính và rất cụ thể. Đó là ngời phụ nữ đã bộc lộ tất cả những vẻ đẹp hồn nhiên, tự nhiên - vẻ đẹp mà tạo hoá ban cho họ; đã hiện thân cho những nỗi khổ đau trần thế của con ngời. Mối quan hệ của con ngời ở đây là mối quan hệ tình yêu nam nữ, mối quan hệ vợ chồng tập trung thể hiện mối quan hệ rất riêng mà cũng rất chung, rất nhân loại này. Thơ Nôm Hồ Xuân Hơng chứa chan tình cảm nhân ái, vị tha. Bên cạnh hình tợng ngời phụ nữ - hình tợng nhân vật trung tâm còn là hìng tợng nhà s, nho sĩ, và vị thần trong đền Thái thú.

Về con ngời cá nhân bản năng, đầy bản lĩnh, giàu nữ tính và rất đậm cá tính trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng chủ yếu đợc thể hiện qua hình tợng tác giả. Hình tợng con ngời cá nhân trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng là một sự phát hiện

của nhà thơ về con ngời thông qua sự khám phá về con ngời cá nhân mà nhà thơ đã công khai nói lên đợc những nhu cầu, khát vọng chínhđáng của con ngời.

Điều đặc biệt nổi lên ở vấn đề quan niệm nhân sinh trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng khi viết về danh lam thắng cảnh là mối quan hệ giữa con ngời với thiên nhiên, vũ trụ. Đó là mối quan hệ con ngời liên kết với vũ trụ, đối sánh với thiên nhiên, gắn bó chặt chẽ nhng không chìm khuất trong vũ trụ, không bị thiên nhiên trùm lấp, xoá mờ mà con ngời ở đây đã đứng ra làm chủ thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên Điều này thể hiện t… duy của con ngời trung đại nói chung và của Hồ Xuân Hơng nói riêng.

2.2. Trong ca dao ngời Việt

Danh lam thắng cảnh trong ca dao ngời Việt không chỉ thể hiện tình yêu thiên nhiên mà con góp phần bộc lộ quan niệm nhân sinh của ngời dân lao động, nói lên tiếng nói chung của cả cộng đồng trớc một số vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

Qua một số bài tái hiện bức tranh danh lam thắng cảnh, nhân vật trữ tình trong ca dao hiện ra là những con ngời thích cuộc sống tự do, phóng khoáng; thích đi đây đi đó để đợc thởng thức vẻ đẹp kỳ thú của non sông đất nớc. Trong xã hội cũ, ngời dân lao động nớc ta mà đại bộ phận là ngời nông dân phải chịu nhiều tầng áp bức, chịu nhiều cay đắng nhng họ không bao giờ cam chịu. Trong ca dao, ngời dân lao động Việt Nam luôn nhìn cuộc sống với tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cảnh vật. Họ thích dạo chơi để đợc Xem cảnh Kiếm Hồ, để đến với xứ Lạng, xứ Nghệ, xứ Huế, để đợc trở về với Bình Định có núi Vọng Phu, đến tận nơi Nhà Bè nớc chảy phân hai … Có nh vậy thì mới Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.

Các danh lam thắng cảnh đợc miêu tả trong ca dao không chỉ là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh cuộc sống với các tín ngỡng, phong tục, lễ hội…

Những nơi ngời dân thờng lui tới có các đền chùa, các hội hè, đình đám cùng với đặc sản của các miền quê. Với quan niệm sống phải tự do, phóng khoáng, nơi nào cũng có những cái đáng quý, đáng yêu, nhân vật trữ tình trong ca dao ngời Việt đã rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, các miền trên đất nớc ta, xem danh thắng là tài sản chung, trong đó mọi ngời đều là con một nhà.

Không những thế, các bài ca dao nói về danh lam thắng cảnh còn phản ánh lòng tự hào của chủ thể sáng tạo đối với truyền thống lịch sử- văn hoá của dân tộc. ẩn chứa bên trong các địa danh nổi tiếng nh: Lục Đầu, Sông Thơng, Tản Viên, Đền Hùng, Hội Dóng, Vọng Phu, Hồ Hoàn Kiếm… là những câu chuyện cổ tích, những truyền thuyết dân gian đã ăn sâu trong tâm thức con ngời Việt Nam. Mỗi địa danh đều gợi lại một thời lịch sử hào hùng của dân tộc trong công cuộc dựng nớc và giữ nớc, gợi lên đức tính thuỷ chung của ngời phụ nữ Vịêt Nam (Đá Vọng Phu). Với lời mời mọc ân cần:

Ai lên Phú Thọ thì lên

Lên non cổ Tích, lên đền Hùng Vơng Đền này thờ tổ Nam Phơng Qui mô trớc đã sửa sang rõ ràng

Ai ơi nhận lại cho tờng

Lối lên đền Thợng sẵn đờng xi măng Lên cao chẳng khác đất bằng Đua nhau lũ lợt lên lăng vua Hùng.

Nhân vật trữ tình trong bài ca dao đó bày tỏ tình cảm đối với hai địa danh nổi tiếng: Lên non Cổ Tích, lên đền Hùng Vơng. Riêng đối với đền Hùng - một danh thắng đợc nhân dân cả nớc ngỡng mộ, bài ca dao còn nói rõ: Đền này thờ tổ Nam Phơng. Ca ngợi địa danh này nhân dân lao động bộc lộ quan niệm sống là hãy nhớ lấy cội nguồn, luôn tự hào với truyền thống dựng nớc vốn có tự ngàn xa. Vì lẽ đó, bài ca dao khép lại bằng hình ảnh: Đua nhau lũ lợt lên lăng vua Hùng.

Hiện tợng cả nớc thờ chung một tổ là hiện tợng hiếm thấy ở các nớc khác trên thế giới. Hiện tợng này phản ánh lối sống cộng đồng của ngời Việt Nam.

Những hìng ảnh mái đình, luỹ tre, bến nớc, gốc đa, bãi chợ, dòng sông gắn với các danh thắng hiện ra trong các bài ca dao tạo nên bức tranh của làng cảnh Việt Nam, trong đó có những con ngời luôn khao khát có cuộc sống thanh bình, ổn định; vừa có lối sống cộng đồng vừa có tính tự trị. Danh lam thắng cảnh trong ca dao gợi nên cuộc sống của nông thôn cổ truyền với những gì thân thơng, bình dị nhất. Ngay cả đô thị đợc miêu tả nh là danh lam thắng cảnh cũng chẳng khác

gì hình ảnh nông thôn thu nhỏ. Đó là phong cảnh Hồ Tây với Gió đa cành trúc la đà ở Hà Nội. Đó còn là cảnh đô thị Huế với Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá

Con ngời Việt Nam trong ca dao với đề tài danh thắng còn là những con ngời giàu tình nặng nghĩa:

Trèo đèo hai mái chân vân Lòng về Hà Tĩnh, dạ ái ân Quảng Bình

Câu ca đó vừa là cảnh vừa là tình (bài này chúng tôi đã phân tích ở phần trên). Chỉ nói thêm một điểm nữa: Nhân vật trữ tình trong bài ca dao đó hiện ra là con ngời sâu nặng nghĩa tình. Tình nghĩa ấy đợc dành cho cả Hà Tĩnh và Quảng Bình khi đứng nơi địa giới giữa hai tỉnh.

Nh vậy, ca dao nói về danh lam thắng cảnh ẩn chứa trong đó những nét đẹp đã trở thành truyền thống của con ngời Việt Nam. Đó là tình yêu thiên nhiên gắn với lòng yêu quê hơng sứ sở. Đó là niềm tự hào với truyền thống văn hoá có bản sắc, nhất là lòng yêu nớc và yêu chuộng hoà bình. Đó còn là nơi gửi gắm quan niệm sống của những con ngời giàu tình nặng nghĩa, “Uống nớc nhớ nguồn” ,…

rất hiếu học với Đài Nghiên, Tháp Bút cha mòn. Tất cả những tình cảm đó đợc hiện hình một cách cụ thể qua các danh lam thắng cảnh tạo nên chất đằm thắm và trĩu nặng suy t cho các bài ca dao nói tới đề tài này.

Chơng 3

Giá trị nghệ thuật của các bài nói tới danh lam thắng cảnh trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng và trong ca dao ngời Việt

Một phần của tài liệu DANH LAM THẮNG CẢNH TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT (Trang 40 -48 )

×