Quan niệm chung về công vụ và nền công vụ

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức hành chính 2013 (Trang 33 - 34)

- Quản lý hành chính nhà nước XHCN mang tính nhân đạo Xuất phát từ

1.Quan niệm chung về công vụ và nền công vụ

1.1. Công vụ:

Công vụ là thuật ngữ được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên theo quan niệm phổ biến nhất, chúng ta có thể hiểu: “Công vụ là một loại hoạt động đặc biệt thực hiện chức năng quản lý nhà nước, thi hành pháp luật, sử dụng các nguồn lực công, do cán bộ, công chức nhà nước tiến hành nhằm bảo đảm cho xã hội vận hành có điều chỉnh theo các mục tiêu xác định của nhà nước”.

Từ quan niệm trên chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm của công vụ như sau:

- Công vụ là hoạt động gắn liền với chức năng quản lý nhà nước do các cơ quan và cá nhân trong bộ máy nhà nước thực hiện (cũng có một số quan niệm về công vụ với nghĩa rộng hơn đó là tất cả những hoạt động vì lợi ích chung, sử dụng các nguồn lực công cộng đều có thể gọi là công vụ. Chẳng hạn như hoạt động của các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội…)

- Công vụ là hoạt động dựa trên cơ sở pháp luật, để thi hành pháp luật do cán bộ, công chức nhà nước sử dụng các nguồn lực công thực hiện.

- Hoạt động công vụ nhằm tác động, điều chỉnh xã hội vận hành theo các mục tiêu do nhà nước xác định.

1.2. Nền công vụ

Thuật ngữ nền công vụ (the Civil Service) được sử dụng khá phổ biến trong nhiều tài liệu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có sự nhầm lẫn hai khái niệm công vụ và nền công vụ.

Nếu như công vụ dùng để chỉ các hoạt động cụ thể thực thi quyền lực nhà nước, thì “nền công vụ” mang ý nghĩa của hệ thống, nghĩa là nó chứa đựng bên trong nó tất cả các loại hình công vụ và các điều kiện để cho công vụ được tiến hành. Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn có thể thấy nền công vụ bao gồm các yếu tố sau:

- Thứ nhất, hệ thống pháp luật quy định cách thức tổ chức và hoạt động của các chủ thể thực thi công vụ. Hệ thống này bao gồm Hiến pháp, các đạo luật và các văn bản pháp quy phạm pháp luật khác do các cơ quan quyền lực nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Thứ hai, hệ thống các quy chế quy định cách thức tiến hành các hoạt động công vụ tạo thành hệ thống các thủ tục và quy tắc của hoạt động công vụ.

- Thứ ba, đội ngũ cán bộ, công chức với tư cách là những chủ thể trực tiếp tiến hành các công vụ cụ thể. Đây là nhân tố cơ bản của nền công vụ và có ý nghĩa quan trọng bảo đảm cho nền công vụ có hiệu lực, hiệu quả.

- Thứ tư, môi trường và các điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết để các hoạt động công vụ được tiến hành (công sở, công sản…)

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức hành chính 2013 (Trang 33 - 34)