Nghĩa vụ của công chức

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức hành chính 2013 (Trang 37 - 38)

- Quản lý hành chính nhà nước XHCN mang tính nhân đạo Xuất phát từ

4. Nghĩa vụ của công chức

Nghĩa vụ công chức khác với nghĩa vụ của người lao động mang tính dân sự theo hợp đồng lao động được dựa trên những điều khoản thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nghĩa vụ công chức hay nghĩa vụ trong công vụ là những gì công chức phải tuân thủ và nghiêm chỉnh thực hiện mà không dựa trên sự thỏa thuận. Đó cũng chính là trách nhiệm, bổn phận của công chức.

Nghĩa vụ công chức trong thực hiện công vụ có một số điểm đáng chú ý: - Nghĩa vụ được pháp luật quy định, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn, có thể có những quy định khác nhau liên quan đến nghĩa vụ công chức.

- Nghĩa vụ của công chức mang tính bắt buộc, mang tính đơn phương và tính phải thi hành. Nghĩa vụ này không đưa ra để tranh luận, đặt điều kiện khi tuyển dụng, sự vi phạm nghĩa vụ cũng phải được xử lý theo pháp luật, không thể tuỳ nghi. Đây cũng là vấn đề mà nhiều công chức chưa hiểu hết bản chất của nó nên cho rằng không ít vấn đề hình như đã can thiệp vào đời sống riêng, quyền cá nhân của họ.

- Nghĩa vụ công do đạo đức công vụ điều chỉnh: công chức phải trung thành, trung thực, không thiên vị, không dối trá, không tự ý hiểu sai nội dung

nghĩa vụ, nội dung nhiệm vụ. Ở một số nước, công chức phải tuyên thệ lòng trung thành của mình với nền công vụ.

Ở nước ta, nghĩa vụ của cán bộ, công chức được quy định bao gồm (Căn cứ vào các Điều 6,7,8 Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998 sửa đổi):

1. Trung thành với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ sự an toàn, danh dự và lợi ích quốc gia;

2. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật;

3. Tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân;

4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân;

5. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng;

6. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan, tổ chức; giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;

7. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao;

8. Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

9. Cán bộ, công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền theo quy định của pháp luật;

10. Cán bộ, công chức phải chấp hành quyết định của cấp trên; khi có căn cứ để cho là quyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức hành chính 2013 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w