Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu Thị trường thứ cấp thực trạng hoạt động giao dịch chứng khoán tại VN (Trang 43 - 45)

IV. Nhận xét 1 Kết quả đạt được

1.Bối cảnh quốc tế

Năm 2012, mối đe dọa lớn nhất vẫn là cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Trước tình hình bi đát của nền kinh tế Mỹ và châu Âu, các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ và Brazil và Trung Quốc tăng trưởng kinh tế khiến nền kinh tế thế giới khi giảm suy thoái phân nào. Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định nếu khối đồng euro tan vỡ, viễn cảnh tăng trưởng của các nền kinh tế này cũng khá u ám. Dự báo trong năm 2012, thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ chỉ lấy lại được một phần nhỏ đã mất của năm 2011.

1.1. Khủng hoảng đồng Euro và vấn đề nợ công ở châu Âu ngày càng căng thẳng thẳng

Cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài từ cuối năm 2009 đầu 2010 tại châu Âu đã và đang tác động xấu tới nền kinh tế châu Á nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng.

Bắt đầu cuộc khủng hoảng này là một số thành viên thuộc khối 17 nước đồng tiền chung Châu mắc nợ quá nhiều và không còn khả năng trả nợ. Bắt đầu là từ Hy Lạp, chi phí cho các khoản nợ Chính phủ liên tục tăng lên; Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và tiếp theo là Ý, Pháp, Cộng hòa Sip và Romania là các quốc gia có nhiều nguy cơ tụt hạng tín dụng.

Bối cảnh này khiến các nhà đầu tư và ngân hàng cho vay tiền hoảng loạn. Từ đó, dẫn đến việc các ngân hàng cho vay có nguy cơ sụp đổ. Trong một nền kinh tế đan xen ràng buộc lẫn nhau, sự sụp đổ có thể có của khối đồng tiền chung Châu Âu sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng toàn diện khắp thế giới.

Cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu đã chuyển thành khủng hoảng nợ công trầm trọng. Không chỉ gây ra những tác động nghiêm trọng đến khu vực đồng Euro, các ngân hàng, khả năng cạnh tranh của một số nước thành viên, nó còn như một tiếng chuông cảnh tỉnh, thúc đẩy Mỹ phải giải quyết triệt để các vấn đề nợ, chi tiêu và cải cách thuế để thúc đẩy tăng trưởng ở khu vực tư nhân, cũng như chính sách thương mại.

Đối với Việt Nam, cuộc khủng hoảng này có tác động tiêu cực đến xuất khẩu trong trung hạn do mức cầu từ khu vực này không còn được như trước. Đọc báo cáo mới nhất của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm (đến ngày 15/05/2012) kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU giảm 1,4%, thủy sản giảm 11% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra nguồn vốn FDI từ khu vực này vào Việt Nam cũng giảm sút, viễn cảnh nền kinh tế bất ổn, lãi suất biến động khiến nhà đầu tư mất lòng tin vào các hình thức đầu tư khác. Nhà đầu tư có xu hướng hạn chế tất cả các danh mục đầu tư khác, bao gồm cổ phiếu và trái phiếu, chỉ ngoại trừ vàng

1.2. Nguy cơ khủng hoảng hệ thống ngân hàng toàn cầu

Từ trong cuộc khủng hoảng nợ công nhen nhóm một mối đe dọa mới đó là khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Nguy cơ này có thể xảy ra khi một hoặc nhiều nước đang khó khăn kinh tế ở châu Âu hoàn toàn vỡ nợ hoặc một ngân hàng vốn là trung tâm quan trọng về tiền tệ thế giới bị các ngân hàng đối tác loại khỏi thị trường vay nợ liên ngân hàng.

Các ngân hàng châu Âu đang phải gồng lên không chỉ để gánh nợ chủ quyền trong nước mà cả nợ của các nước láng giềng khác trong Liên minh tiền tệ châu Âu. Các ngân hàng trung ương của các nước châu Âu vừa phải gánh nợ chủ quyền khổng lồ của họ vừa phải gánh các khoản nợ chủ quyền và chứng khoán do chính phủ bảo lãnh để thế chấp cho các khoản nợ cho các ngân hàng có nguy cơ phá sản vay.

Tháng 9 năm 2012, phong trào Hãy chiếm Phố Wall dấy lên tại Mỹ cho thấy niềm tin vào giới ngân hàng đã sụt giảm nghiêm trọng. Theo “99% người dân Mỹ”, các định chế tài chính lớn hủy hoại nền kinh tế tại phố Wall, cho nên chính phủ không nên đổ thêm tiền để cứu các ngân hàng hoạt động không hiệu quả.

Phong trào lan rộng không chỉ tại Mỹ mà trên toàn thế giới cho thấy giới ngân hàng cần phải tự cải tổ mình để lại niềm tin từ công chúng và nhất là doanh nghiệp, nếu không việc mất khả năng thanh khoản là hoàn toàn có thể xảy ra.

1.3. Sự yếu ớt của nền kinh tế Mỹ

Trong cương vị là nền kinh tế mạnh nhất thế giới, Mỹ liên lục bị chao đảo và liên tục phải đưa ra những biện pháp phòng tránh và khôi phục suy thoái.

Chính sách cắt giảm lãi suất, thuế đã được thi hành đến mức gần zê-rô nhưng nền kinh tế này vẫn chật vật. Nước Mỹ vấp phải những vấn đề như giá dầu tăng, thị trường lao động yếu ớt, sự khủng hoảng của thị trường nhà đất, vấn đề tài khóa của chính phủ liên bang và địa phương, những vấn đề đối với tình trạng thâm hụt ngân sách kiên bang. Chi tiêu công vẫn liên tục thâm hụt và tỷ lệ thất nghiệp Mỹ còn khá cao: con số này đạt

đỉnh điểm vào tháng 6, 7 năm 2011. Dù tình hình kinh tế đã phần nào khôi phục, đến tháng 6 năm 2012, con số này vẫn còn đến 8% tương đương 3,3 triệu người, chưa kể những thành phân cư dân không đăng ký.

Sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ có thể dai dẳng tới tận nửa cuối năm nay. Trong 9 tháng đầu năm 2012, đã có 41 ngân hàng Mỹ tuyên bố phá, ảnh hưởng đến hàng vô số người dân và dự định sẽ tiêu tốn ít nhất 12 tỷ USD phí bảo hiểm tiền gửi của Cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ.

Bắt đầu từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu năm 2008, Mỹ đã lần lượt đưa ra các gói gói nới lỏng có định lượng Quantitative Easing: QE1, QE2 và gần đây nhất là QE3. Tuy nhiên sau một khoảng thời gian ngắn ngủi phát huy tác dụng, gói kích thích kinh tế này đã không thể tác động nhiều hơn đến diễn biến ảm đạm của chứng khoán Mỹ và châu Âu, kéo theo việc hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều quay đầu đi xuống trong các phiên sau đó.

1.4. Tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi chậm lại.

Sau những thất bại của hai nền kinh tế lớn lâu đời nhất thế giới là Mỹ và khối Châu Âu, mọi hy vọng được dồn vào G20, nhóm những nền kinh tế mới nổi mà đứng đầu là Ấn Độ, Nga, Brazil, Trung Quốc.

Tuy đạt được khá nhiều thành tích trong năm 2011, trong quý II năm nay, tăng trưởng chững lại ở các nền kinh tế phát triển và sự biến động của dòng vốn có khả năng làm hạn chế tăng trưởng ở các nền kinh tế mới nổi. Chỉ số EMI - chỉ số phát triển kinh tế tại các thị trường mới nổi do HSBC công bố giảm từ mức 53,6 điểm trong quý I xuống còn 53 điểm trong quý II.

Kinh tế Brazil và Ấn Độ đang tăng trưởng chậm lại một cách nhanh chóng. Ngành dịch vụ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ vừa phải, mặc dù chậm hơn so với tốc độ của cùng kỳ năm ngoái. Ngành sản xuất - lĩnh vực lớn nhất kéo các hoạt động tăng trưởng vẫn đang ở mức thấp đáng kể so với mức độ tăng trưởng trước khủng hoảng, mặc dù đã có một sự cải thiện trong quý đầu tiên năm 2012.

Tại Trung Quốc, suy giảm việc làm diễn ra với sự sụt giảm đầu tiên trong vòng 13 quý qua, báo hiệu sự chững lại của tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu Thị trường thứ cấp thực trạng hoạt động giao dịch chứng khoán tại VN (Trang 43 - 45)