Về phía SGDCK

Một phần của tài liệu Thị trường thứ cấp thực trạng hoạt động giao dịch chứng khoán tại VN (Trang 50 - 53)

II. Giải pháp 1 Về phía nhà nước

2.Về phía SGDCK

2.1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Pháp luật về giao dịch chứng khoán. khoán.

SGDCK tiến hành hoạt động giao dịch chứng khoán phải dựa trên cơ sở không vi phạm các nguyên tắc, điều kiện của Luật chứng khoán được Quốc Hội thông qua ngày 29/06/2006

SGDCK cần phải tiến hành giao dịch chứng khoán theo các quy định tại Thông tư số: 74/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc “Hướng dẫn về giao dịch chứng khoán”

2.2. Giám sát giao dịch

2.2.1. Thực hiện kiểm tra định kỳ hoạt động giao dịch chứng khoán

- SGDCK thực hiện kiểm tra định kỳ về giao dịch chứng khoán theo kế hoạch kiểm tra định kỳ hang năm của UBCKNN

- Nội dung kiểm tra:

dịch, quy định về đăng ký giao dịch.

• Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về niêm yết, công bố thông tin liên quan đến giao dịch chứng khoán

• Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về kiểm soát nội bộ hoặc các quy định khác của SGDCK hoặc pháp luật hiện hành.

2.2.2. Kiểm tra giao dịch chứng khoán bất thường

- SGDCK thực hiện kiểm tra bất thường về giao dịch chứng khoán trong các trường hợp:

• Phát hiện dấu hiệu giao dịch bất thường.

• Công ty chứng khoán nhiều lần vi phạm các quy định của SGDCK hoặc có tái phạm đối với một hoặc một số hành vi vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán của SGDCK và pháp luật hiện hành.

• Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho giao dịch chứng khoán của công ty chứng khoán có dấu hiệu ảnh hưởng đến an toàn, an ninh của hệ thống giao dịch tại SGDCK.

- Điều quan trọng hơn là hai SGDCK nên công bố công khai những tiêu chí giám sát giao dịch bất thường để cả thị trường cùng giám sát, như vậy hiệu quả giám sát sẽ cao hơn. Các tiêu chí giám sát cũng cần linh hoạt hơn, ví dụ thay vì giám sát cổ phiếu liên tục tăng (giảm) hết biên độ, thì có thể giám sát việc thay đổi giá cổ phiếu từ 10- 20% trong vòng 1 tuần phải báo cáo. Các giám sát bất thường cũng nên tập trung vào sự đột biến về khối lượng giao dịch so với các phiên trước, ví dụ tăng trên 50% so với khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên liên tiếp. SGDCK cũng có thể giám sát đối chiếu các lệnh đặt mua/bán với quy mô lớn tăng đột biến trong những phiên giá cổ phiếu có biến động mạnh.

- SGDCK cần nỗ lực ngăn ngừa được hành vi giao dịch “chui” của các cổ đông nội bộ trên cơ sở có đầy đủ thông tin về số tài khoản của những người này. Nếu lỡ để lọt các giao dịch chui này thì cần công bố cảnh báo vi phạm ngay sau phiên giao dịch. Như vậy, thị trường sẽ trở nên minh bạch hơn.

hơn. Thay vì những giải trình vô nghĩa như công ty không biết gì, vẫn làm ăn tốt, giá biến động theo thị trường… thì cần buộc DN công bố kết quả kinh doanh đến tháng gần nhất, các thay đổi về nhân sự, hợp đồng dự án, ghi nhận doanh thu bất thường…. Như vậy, SGDCK sẽ có căn cứ tốt hơn trong việc giám sát hành vi giao dịch nội gián.

- Một công cụ nữa cần có là đường dây nóng tại SGDCK. Từ đây, nhà đầu tư có thể phản ánh để Sở trả lời công khai những vấn đề bất thường mà thị trường nêu ra, thay vì cứ giám sát giao dịch một cách âm thầm, việc Sở, Sở làm, việc nhà đầu tư thắc mắc, cứ thắc mắc.

2.2.3. Chú trọng bảo mật trong giao dịch chứng khoán

Được biết khi các CTCK kết nối được với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội hoặc với Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, đều phải đáp ứng được yêu cầu không chỉ về phần cứng mà còn cả về đảm bảo an toàn thông tin. Vì vậy, trên lý thuyết, việc rò rỉ thông tin từ các công ty là rất khó xảy ra. Theo các chuyên gia về an ninh bảo mật, những sự cố trên đều do virus và chính sách an ninh đối với nhân sự của các công ty chưa được chặt chẽ.

Mới đây, kết quả rà soát an ninh thông tin cho trên 20 công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán của công ty an toàn thông tin VSEC cũng cho thấy hệ thống giao dịch trực tuyến của 15 CTCK hàng đầu tại Việt Nam có nguy cơ bị hacker kiểm soát. Các lệnh đặt mua và bán của nhà đầu tư vẫn có thể bị hacker sửa đổi về giá và khối lượng.

Theo các chuyên gia về an ninh mạng, chính vì chưa quan tâm đúng mức vấn đề bảo mật nên các CTCK và các NĐT có thể gặp nhiều bất trắc trong giao dịch như: Nghẽn giao dịch, mất dữ liệu khi giao dịch đã thực hiện, nguy cơ bị từ chối dịch vụ, lấy cắp hay sửa đổi dữ liệu, phá huỷ hệ thống cơ sở dữ liệu, bị đánh cắp mật khẩu giao dịch hay bị đánh cắp tiền trong tài khoản…

Các chuyên gia khuyên, để ngăn chặn sự xâm nhập của hacker, các công ty cần sử dụng mật khẩu, các cơ chế bảo mật bằng chữ ký số và cần phải tuân theo quy trình chuẩn về an ninh mạng, trang bị tốt các thiết bị bảo mật, cần có chính sách đào tạo an toàn thông tin thường xuyên cho nhân viên nhằm nâng cao trình độ, để phát hiện sớm các cuộc tấn công có thể xảy ra. Ngoài ra cần có sự tư vấn với các đơn vị chuyên về an ninh mạng để khi phát hiện lỗ hổng thì vá kịp thời và kiểm tra độ an toàn thường xuyên

cho hệ thống khi giao dịch.

2.3. Cải thiện chất lượng nguồn cung hàng hoá

Chất lượng hàng hóa trên TTCK trong nhiều trường hợp rất khó xác định và thậm chí không thể xác định. Nguyên nhân ở đây là do sự thiếu minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết, sự thiếu minh bạch này được hỗ trợ bởi hoạt động giám sát, quản lý lỏng lẻo và thiếu nghiêm minh trong việc phát hiện, xử phạt các vi phạm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và các sở GDCK. Điều này đã gây nên tình trạng “thông tin bất cân xứng” giữa một bên là các cổ đông “nội bộ” có thông tin “nội gián” và một bên là các nhà đầu tư. Kết quả là các nhà đầu tư ngày càng mất niềm tin vào các doanh nghiệp và TTCK Việt Nam, làm cho hoạt động giao dịch chứng khoán thời gian qua ảm đạm, không hiệu quả.

Chính vì vậy, ông Lê Văn Châu - Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán cho rằng, trong tái cấu trúc TTCK, trước hết cần xem xét lại công tác phát hành và niêm yết. Trong đó cần đặc biệt coi trọng nghiệp vụ phát hành, bởi đó là khâu quyết định quy mô thị trường, chất lượng "hàng hóa". Tiếp đó, nâng cao tiêu chuẩn niêm yết, sàng lọc các hàng hóa trên thị trường nhằm đảm bảo các doanh nghiệp niêm yết trên các thị trường quan trọng phải có chất lượng tốt từ đó thu hút các nhà đầu tư, nâng cao thanh khoản, từng bước giúp TTCK thực hiện tốt chức năng là kênh huy động vốn trung dài hạn cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Thị trường thứ cấp thực trạng hoạt động giao dịch chứng khoán tại VN (Trang 50 - 53)