NUÔI
I. Quá trình nhân sinh khối
Từ những điều kiện tối ưu ở phần 1 (Nghiên cứu tối ưu hóa môi trường phát triển của vi tảo N.oculata) tiến hành thiết kế bể nuôi tảo dung tích 50m3
Sau khi tăng sinh khối trong hệ thống nuôi sinh khối nhỏ tảo được chuyển ra bể nuôi dung tích 50m3.
Mô tả bể nuôi tảo: hình hộp chữ nhật chiều dài 20m, chiều rộng 8m, chiều cao 0,5 m, mực nước trong bể nuôi 0,3m bể sử dụng cánh khuấy và hệ thống sục khí liên tục, bể nuôi có tấm ngăn đôi để dòng nước được chảy thành dòng. Sử dụng mái che có trần bằng vật liệu trong cho ánh sáng mặt trời xuyên qua. Hệ thống cấp nước đặt trên thành bể, sử dụng nước có độ mặn 20‰.
Mô tả quá trình nuôi trong bể 50m3 : nước biển đưa vào hệ thống lọc cấp 1, tại đây các chất bẩn có kích thước lớn được loại bỏ, sau đó đưa vào bể chứa xử lý bằng chlorine (900g/ bể 30m3), trung hòa chlorine bằng natri thiosunfat (Na2S2O3.5H2O) với liều lượng 700g/bể 30m3. Kiểm tra lượng chlorine dư. Nước biển tiếp tục đưa vào hệ thống lọc cấp 2 để loại bỏ bùn và các chất lắng trong nước. Sau đó đưa qua hệ thống nung nóng để nhiệt độ lên 50-60oC, để làm chết các loài động vật phù du gây hại cho tảo
Sau quá trình này nước biển được đưa vào bể 50m3. Sau đó pha độ mặn cho phù hợp 20‰ . Tiến hành nhân sinh khối tảo trong bể 50m3.
Sơ đồ nuôi sinh khối với bể hở thể tích 50m3 :
Hệ thống lọc cấp 1 Bể chứa Hệ thống lọc cấp 2 Thiết bị nung nóng Bể nuôi 50m3 Bể chứa Hệ thống lọc cấp 1 Nước biển 30‰ Nước ngọt Hệ thống tấm Vi tảo N.oculata Bảo quản Thu hoạch
Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu
Hình 3: Sơ đồ nuôi sinh khối