NCS2 ngày từ đầu kết hợp với tháp hấp thụ Demethanizer không có máy nén khí tuần hoàn.
Sơ đồ công nghệ của phương án như hình 4.7 đính bên dưới. Về nguyên lý làm lạnh và các thiết bị có trong sơ đồ công nghệ này hoàn toàn giống sơ đồ phương án 1. Điểm khác nhau cơ bản giữa phương án 1 và phương án 2 là ở thứ tự của chu làm lạnh tăng cường bằng Propan hóa lỏng. Cụ thể như sau:
- Đối với phương án 1: Chỉ thực hiện làm lạnh tăng cường đối với khí nguyên liệu chế biến Etan – là khí khô đã qua chế biến, sau khi đã tách loại phần lớn LPG và Condensate ra khỏi khí nguyên liệu nhờ vào tận thu nhiệt lạnh trong hệ thống, hiệu ứng giảm áp qua van tiết lưu và giãn nở qua Turbo Expander.
- Đối với phương án 2: Quá trình làm lạnh khí nguyên liệu đầu vào để tách Etan bằng chu trình làm lạnh Propan được kết hợp thực hiện ngay từ khí nguyên liệu ban đầu sau hệ thống tháp tách nước làm khô khí mà đầu mà chưa qua quá trình tách LPG.
Căn cứ theo sơ đồ công nghệ phương án 2, khí nguyên liệu đầu vào sau khi đã được tách khí/lỏng tại SC. Tách loại CO2 bằng dung dịch MEA và tách loại nước bằng phương pháp hấp phụ sẽ được đưa qua các thiết bị tận thu nhiệt lạnh từ dòng khí tái chế tại E-101 để làm lạnh khí nguyên liệu đầu vào khoảng từ 34.73OC xuống khoảng 5OC. Sau đó sẽ được làm lạnh tăng cường bằng chu trình làm lạnh Proan đến nhiệt độ khoảng -18 OC nhằm thu hồi tối đa Etan. Dòng khí sau đó được chia làm 02 phần: Khoảng 1/3 lưu lượng của dòng tổng được đưa qua thiết
Trường ĐH Bà Rịa - Vũng TàuChuyên ngành Hoá dầu 54 SVTH: Hoàng Trung Kiên
bị trao đổi nhiệt E-103 để làm lạnh tiếp nhờ tận dụng dòng khí khô có nhiệt độ - 90.91OC, dòng khi đi ra khỏi thiết bị trao đổi nhiệt E-103 sau đó được tiếp tục làm lạnh đến -88.15OC nhờ hiệu ứng giảm áp qua van JTL. Dòng còn lại đưa qua
Turbo Expander để giãn nở đến áp suất 24 – 25 barg để làm lạnh sâu khí xuống
đến - 54.11OC. Các dòng này sau đó được đưa vào tháp Demethanizer ( C-01) để
tách riêng phần khí khô (Metan) ra khỏi phần ngưng tụ (C2+).
Dòng khí đi ra từ đỉnh tháp C-01 được tận dụng để trao đổi nhiệt với E-103 và E-101 sau đó được nén lần 1 tại phần Compresser của CC-02 sau đó được nén lần 2 đến áp suất 54 barg sau đó được làm lạnh nhờ E-105 và cung cấp khí khô cho các nhà máy điện, đạm…
Lỏng đi ra từ đáy tháp Demethanizer tiếp tục được đưa vào tháp Deethanizer ( C-02) tương tự như phương án 1 để thu hồi Etan và các cấu tử nặng hơn. Dòng lỏng C3+ đi ra từ tháp Deethanizer được đưa vào tháp Stabilizer ( C- 03) tương tự như phương án 1 để thu hồi LPG và Condensate.
Với sơ đồ công nghệ phương án 2, để đạt được hiệu suất thu hồi Etan vào khoảng 80% như phương án 1 (tương đương khoảng 912 tấn/ngày), khí nguyên liệu đầu vào sau chu trình làm lạnh Propan chỉ vào khoảng -18OC – thấp hơn nhiều so với trường hợp 1.