Kết quả tính toán mô phỏng của 03 phương án công nghệ nêu trên cho thấy để đạt được cùng một hiệu suất thu hồi Etan là 80% nhiệt độ làm lạnh của khí nguyên liệu sau chu trình làm lạnh bằng Propan được thể hiện như sau:
Bảng 5.1. Nhiệt độ làm lạnh nguyên liệu khí đầu vào
Kết quả mô phỏng Đơn vị Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3
Nhiệt độ làm lạnh bằng Propan
O
C -30.85 -18.00 -9.60
Hiệu suất thu hồi
Etan % 80.02 80.09 80.03
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ làm lạnh khí nguyên liệu đầu vào sau chu trình làm lạnh bằng Propan được thể hiện như sau:
Hình 5.1. Sự phụ thuộc nhiệt độ làm lạnh khí bằng Propan.
Nhận xét:
-Từ bảng số liệu về nhiệt độ khí nguyên liệu sau chu trình làm lạnh bằng propan cũng như đồ thị cho thấy để đạt được cùng một hiệu suất thu hồi Etan thì phương án sử dụng khí nguyên liệu là khí khô đầu ra cần phải làm lạnh đến – 30.85 OC . Nhiệt độ ngày thấp hơn khoảng 1.7 lần so với phương án làm lạnh khí nguyên liệu đầu với tháp Demethanizer không có máy nén khí hồi lưu (- 18 OC) và
Trường ĐH Bà Rịa - Vũng TàuChuyên ngành Hoá dầu 59 SVTH: Hoàng Trung Kiên
thấp hơn khoảng 3.2 lần so với phương án làm lạnh khí nguyên liệu đầu vào với việc sử dụng tháp hấp thụ Demethanizer có máy nén khí tuần hoàn (-9.6 OC).
-Nguyên nhân phương án 1 cần phải làm lạnh sâu hơn so với phương án 2
và 3 là do phương án 1 sử dụng khí khô sau khi đã chế biến tách LPG và condensate do:
Dòng khí này có áp suất 56 barg – thấp hơn so với trường hợp sử dụng khí nguyên liệu đầu vào (áp suất 86barg) dẫn đến chênh áp qua hệ thống Van JT dẫn đến làm giảm hiệu quả làm lạnh qua van JV và qua Turbo Expander CC-02.
Nhiệt độ khí nguyên liệu 55 OC – cao hơn so với trường hợp sử dụng khí ẩm đầu vào (26 OC) nên cần phải làm lạnh sâu hơn.
-Để đạt được cùng hiệu suất thu hồi 80%, trong 02 phương án làm lạnh dòng khí nguyên liệu đầu vào bằng Propan hóa lỏng thì phương án 3 (có máy nén tuần hoàn) có nhiệt độ làm lạnh -9.6OC cao hơn so khoảng 1.9 lần so với phương án 2 (-18 OC, phương án làm lạnh bằng Propan khí nguyên liệu đầu với tháp Demethanizer không có máy nén khí tuần hoàn). Điều này được giải thích là do dòng khí từ đỉnh tháp tách Demethanizer do không có hồi lưu đỉnh tháp nên một lượng C2+ bị mất ra cùng với sản phẩm đỉnh tháp, phương án 3 với tháp hấp thụ Demethanizer có sử dụng các máy nén khí hồi lưu K-101 và K-102 để nén khí từ đỉnh tháp Demethanizer về trở lại ban đầu tái chế nhằm tận thu lượng C2+ bị mất ra nêu trên nên hiệu quả thu hồi Etan cao hơn so với phương án 2 không có máy nén khí hồi lưu.