Quá trình nghiên cứu ta đã thực hiện đƣợc:
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình nhiệt phân với xúc tác zeolite 3A có tỷ lệ xúc tác/ nguyên liệu là 1:4.
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của xúc tác zeolite 3A đến quá trình nhiệt phân. - Nghiên cứu sự ảnh hưởng của xúc tác bentonite đến quá trình nhiệt phân.
Qua kết quả phân tích và số liệu thực nghiệm ta thu đƣợc một số kết luận sau:
- Zeolite 3A và bentonite là những xúc tác ít khi được nghiên cứu trong quá trình nhiệt phân bao ni lông. Các nghiên cứu trên thế giới đang tập trung vào những xúc tác có kích thước mao quản lớn như ZSM 5, ZSM 11, zeolite Y, X có cửa sổ mao quả lớn hơn và các xúc tác oxit kim loại phụ vụ cho quá trình nhiệt phân tầng cố định nhằm nâng cao chất lượng. Do đó nghiên cứu này cũng mở ra một lựa chọn nữa cho quá trình nhiệt phân bao ni lông để thu được dầu nhiên liệu có tính chất giống xăng thì dùng xúc tác zeolite 3A sẽ thu được sản phẩm chứa nhiều các nhiều hydrocarbon thơm và olefin, còn nếu muốn thu được dầu nhiên liệu có tính chất giống dầu diesel ta sử dụng xúc tác bentonite sẽ thu được sản phẩm có nhiều parafin và naphten, mà giá thành cho xúc tác khá rẻ và dễ tìm. - Nghiên cứu đã cho thấy rõ sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình nhiệt phân
xúc tác và một chú ý cần lưu ý khi tăng nhiệt độ lên cao thì ảnh hưởng của xúc tác bị kém đi, và hiệu suất sản phẩm lỏng thu được cao nhất tại 4500C. Nghiên cứu cũng chỉ ra ảnh hưởng của xúc tác zeolite 3A và bentonite đến quá trình nhiệt phân tại nhiệt độ trên. Kết quả thu được là hiệu suất lỏng cao nhất ở tỷ lệ xúc tác trên nguyên liệu là 1:4.
- Dầu lỏng thu được có tính chất gần giống dầu diesel (DO). Có nhiệt trị khá cao 9855,01cal/g. Nhưng màu sắc và tính chất cũng chưa đáp ứng được như dầu diesel thương phẩm. Đồng thời dầu này còn chứa nhiều aromat độc hại. Điều này là do điều kiện thí nghiệm chưa hiệu quả và lượng xúc tác lựa chọn chưa phù hợp.
Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu
Đồ án tốt nghiệp đại học – Khóa III – Năm 2012 Trường ĐHBRVT
Công nghệ kỹ thuật hóa học 50 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
- Hiệu suất lỏng thu được chưa cao và chưa đánh giá được lượng cặn cũng như
lượng khí của quá trình nhiệt phân. Điều này là do điều kiện thí nghiệm còn quá nhiều khó khăn và trong quá trình nhiệt phân bị mất mát một lượng khá lớn, cùng với hệ thống ngưng tụ không hiệu quả gây thất thoát lớn.