1-6-1950 Ngày Quốc tế thiếu nhi
năm lấy ngày 1 tháng 6 làm Ngày Quốc tế bảo vệ thiếu nhi.
Ngay sau đó, nhiều tổ chức dân chủ quốc tế như Liên hiệp công đoàn thế giới, Liên đoàn thanh niên dân chủ quốc tế, đã hoàn toàn nhất trí với quyết định trên của Liên đoàn Phụ nữ dân chủ quốc tế.
Từ đó, kể từ năm 1950, ngày 1 tháng 6 đã trở thành ngày hội của thiếu nhi quốc tế. Trở lại lịch sử của ngày hội quốc tế này.
Năm 1942. Phần lớn các nước ở châu Âu khi ấy đang rên xiết dưới gót giày của quân đội phát xít Hít-le. ở khắp mọi nơi chúng dựng nên nhan nhản những giá treo cổ, những nhà tù, những trại tập trung và những lò thiêu người. Chúng đã tàn sát cực kỳ man rợ hàng chục triệu người, từ các cụ già cho tới các em thơ. Cũng vào năm ấy, một làng nhỏ ở Tiệp Khắc-làng Li-đi-xơ xinh đẹp- đã phải chịu đựng những tội ác tàn bạo của bọn Hít-le.
11 giờ đêm ngày 9 tháng 6, bọn phát xít Đức bất ngờ sục vào Li-đi-xơ, khi dân làng đang ngủ yên. Chúng ra lệnh tập trung làng và vơ vét hết tiền bạc, của cải của họ một cách trắng trợn. Cướp xong, bọn phát xít bắt đầu tàn sát. Những em bé chưa đầy một tuổi liền bị giật khỏi tay những bà mẹ, quẳng lên xe chở đi nơi khác. Những thiếu nữ khoảng 15 tuổi cùng các phụ nữ trong làng đều bị đưa đến trại tập trung. Những thiếu niên, thanh niên và nhiều người khác bị bắn chết ngay tại chỗ. Những người còn lại thì bị chúng đẩy vào các lò thiêu người. Chỉ một ngày hôm đó, bọn đao phủ Hít-le đã giết 192 người dân làng Li-đi-xơ, trong đó có 98 trẻ em. Toàn bộ nhà cửa, ruộng vườn trong làng đều bị đốt phá, san thành bình địa, chẳng khác một cánh đồng bỏ hoang.
Nhưng chưa phải đã hết. Hai năm sau, năm 1944, cũng vào ngày 10 tháng 6, bọn khát máu quốc xã lại gây ra những tội ác man rợ như ở Li-đi-xơ. Bọn phát xít kéo đến bao vây Ô-ra-đua, một thị trấn nhỏ ở miền Trung nước Pháp, dí súng và lưỡi lê vào từng người dân, đẩy họ vào trong nhà thờ, rồi tưới dầu xăng thiêu chết (642 người trong đó có tới 267 trẻ em).
Những tin tức thê thảm từ Li-đi-xơ và Ô-ra-đua đã làm chấn động dư luận thế giới. Đó là những tội ác cực kỳ man rợ, trời không dung, đất không tha đối với bọn phát xít khát máu.
Nhờ những chiến thắng oanh liệt của Hồng quân Liên Xô và các lực lượng dân chủ thế giới, chủ nghĩa phát xít đã bị tiêu diệt, bè lũ Hít-le đã phải đền tội. Chiến tranh thế giới kết thúc, nhưng loài người mãi mãi không thể quên những tiếng kêu gào thảm thiết của các em bé và những người dân vô tội ở Li-đi-xơ và Ô-ra-đua cũng nhưở trăm nghìn nơi khác, đã bị chủ nghĩa phát xít giết hại. Loài người mãi mài khắc sâu những tội ác ở Li-đi-xơ, Ô-ra-đua...và quyết không tái diễn những Li-đi-xơ mới, những Ô-ra-đua mới.
Sau chiến tranh, nhiều nơi ở châu Âu và trên thế giới đã dựng đài căm thù và đặt tên Li-đi-xơ cho nơi mình. Nhiều người đã tới Li-đi-xơ... vào cuối năm 1957, trong dịp đi thăm nước Cộng hòa Tiệp Khắc, Bác Hồ và Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ ta đã tới đặt vòng hoa tại đài kỷ niệm Li-đi-xơ. Tại đây, Bác Hồ đã nói: "Chúng ta quyết phấn đấu để cho trên thế giới không bao giờ có những cảnh thảm sát như ở Li-đi-xơ nữa, để con cháu chúng ta không bao giờ phải nếm mùi khủng khiếp của chiến tranh, để con cháu chúng ta lớn lên sung sướng trong hòa bình" Chiến tranh kết thúc, nhưng nền hòa bình thế giới vẫn còn bị đe dọa. Bọn phát xít mới đã xuất hiện bên kia đại dương, tàn bạo hơn, xảo quyệt hơn. Đó là chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Cậy thế lắm tiền, nhiều súng, nhờ vơ vét trong chiến tranh đế quốc Mỹ đã điên cuồng theo đuổi mưu đồ thống trị toàn thế giới, hung hăng gây chiến tranh xâm lược, bành trướng nô dịch các dân tộc. Nhưng tình hình đã đổi thay. Loài người tiến bộ không thể làm ngơ. Cả thế giới đã dấy lên một phong trào hòa bình sôi nổi, lôi cuốn hàng trăm triệu người trên mọi nẻo của các lục địa: ngăn chặn bàn tay tội ác của chủ nghĩa đế quốc, đấu tranh cho hòa bình thế giới, cho tương lai tươi
sáng của thiếu nhi thế giới.
Với trách nhiệm thiêng liêng và cao quý của mình, năm 1949, Liên đoàn Phụ nữ dân chủ quốc tế đã quyết định lấy ngày 1 tháng 6 hàng năm làm ngày quốc tế bảo vệ thiếu nhi nhằm mục đích:
Đòi Chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, đòi giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục và bảo vệ thiếu nhi.
Vận động toàn thể phụ nữ, tất cả các bà mẹ trên thế giới nhận rõ trách nhiệm đối với hạnh phúc của con em, phải tích cực hoạt động làm cho mọi người quan tâm đến sức khỏe và giáo dục thiếu nhi, ngăn ngừa những tai họa đe dọa đời sống yên ổn của thiếu nhi.
Từ đó, hàng năm cứ đến ngày 1 tháng 6, phụ nữ trên toàn thế giới cùng với tất cả các tổ chức dân chủ và tất cả những người quan tâm đến thế thệ tương lai của loài người đều tổ chức kỷ niệm sôi nổi Ngày quốc tế bảo vệ thiếu nhi đấu tranh đòi một nền hòa bình thật sự, chống chính sách chiến tranh của chủ nghĩa đế quốc, đòi bảo đảm một đời sống hạnh phúc thật sự cho thiếu nhi và bảo vệ các bà mẹ...
Nhưng ngày nay, thiếu nhi ở các nước trên thế giới còn đang sống trong những hoàn cảnh, những tình trạng hết sức khác nhau.
ở các nước xã hội chủ nghĩa-nơi mà chính quyền đã thuộc về những người lao động-Đảng cộng sản và Nhà nước nhân dân luôn luôn quan tâm tới đời sống của thiếu nhi, dành cho các em- những người chủ tương lai- những điều kiện ưu đãi nhất của xã hội. Các em được học hành, vui chơi, lớn lên một cách đầy đủ nhất, hạnh phúc nhất. Đúng như Lê-ninđã nói: "Từ trước đến nay, con cháu chúng ta chỉ được nghe qua những chuyện thần tiên, những điều chúng mơ ước. Nhưng hẳn các đồng chí thấy rõ rằng nền móng lâu đài xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đã đặt xuống không phải là một ảo tưởng. Con cháu chúng ra sẽ xây dựng lâu đài ấy hăng hái hơn chúng ta".
Trái hẳn lại, thiếu nhi ở trong thế giới tư bản chủ nghĩa đang phải sống trong những tình trạng hết sức cơ cực, đau thương. Cùng với cha anh của mình, các em đã và đang phải chịu đựng biết bao tai họa nặng nề của chế độ người bóc lột người.
Rõ ràng hai chế độ, hai tuổi thơ hoàn toàn khác nhau.
ở nước ta, mặc dầu trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, nhất là do những tàn phá cực kỳ nặng nề của mấy chục năm chiến tranh, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã hết sức quan tâm chăm sóc, giáo dục thiếu nhi- những người làm chủ tập thể tương lai của đất nước- đã cố gắng dành cho các em những điều kiện tốt đẹp nhất trong đời sống, học tập và sinh hoạt. Hàng năm, ngày 1 tháng 6 và ngày Tết Trung Thu đã thành những ngày hội vui chơi tưng bừng của thiếu nhi nước ta.
Ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên, ngày 1 tháng 6 năm 1950, trong lúc cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp đang trải qua thời kỳ gay go nhất, Bác Hồ vẫn luôn luôn nghĩ tới và đã gửi thư cho các cháu thiếu nhi của Bác. Bác viết: "Bác thương các cháu lắm, Bác hứa với các cháu rằng: đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công, thì Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể sẽ cố gắng làm cho các cháu dần dần được no ấm, được vui chơi, được học hành, được sung sướng.."
Hằng năm, đến ngày 1 tháng 6 và Tết Trung Thu thiếu nhi cả nước ta lại hân hoan được đón thư của Bác.
Bác Hồ hết sức quan tâm dạy bảo các cháu nên người. Ngày nay, 5 điều dạy của Bác: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; Học tập tốt, lao động tốt; Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt; Giữ gìn vệ sinh thật tốt;
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm- đã trở thành nội dung giáo dục chủ yếu của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường phổ thông trong cả nước ta.