Đối với kiểm toán viên

Một phần của tài liệu Luan van chuyen de tìm hiểu thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do công ty TNHH kiểm toán an phú thực hiện chuan (Trang 71 - 76)

Thứ nhất, Các KTV phải nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng các báo tài chính do công ty mình phát hành ảnh hưởng tới uy tín, lòng tin của các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC đó. Từ đó các KTV phải không ngừng học hỏi, bổ sung và cập nhật thường xuyên những kiến thức cũng như các văn bản pháp luật của Nhà nước ban hành nhằm phục vụ cho quá trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Những kiến thức này KTV có thể tự cập nhập thông qua sách báo, Internet hoặc qua các chương trình đào tạo. Bất cứ thông tin nào về các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội đều giúp ích cho KTV trong công việc kiểm toán. Ví dự như sự hiểu biết của KTV trong ngành kinh doanh sữa, những biến động về giá sữa giúp KTV có hiểu biết sâu sắc hơn về hoạt động của khách hàng. Hoặc tình hình giá xăng dầu thế giới leo thang giúp KTV dánh giá được ảnh hưởng tới khách hàng như thế nào? Cao hơn nữa có thể đánh giá được xu hướng trong thời gian tới đưa ra những tư vấn phù hợp, hiệu quả cho khách hàng...

Thứ hai, KTV phải luôn nâng cao ý thức, đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo tính trung thực cho các BCTC. Xác minh và bày tỏ ý kiến về báo cáo tài chính là nhiệm vụ của kiểm toán báo cáo tài chính. Nhưng ý kiến được đưa ra lại phụ thuộc vào chủ quan người thực hiện kiểm toán trên cơ sở phát hiện những sai phạm trọng yếu. Vì một vài lí do nào đó, những KTV có năng lực này thỏa hiệp với khách hàng và đưa ra ý kiến không phù hợp gây ảnh hưởng

tới quyết định kinh doanh của các đối tượng sử dụng thông tin. Do đó, nâng cao tính độc lập của KTV là một đòi hỏi tất yếu.

LỜI KẾT

Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng kiểm toán là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các công ty kiểm toán độc lập và cũng là đòi hỏi của nền kinh tế. Trong bối cạnh có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty kiểm toán thì xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính là nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng của báo cáo kiểm toán. Một trong những yếu tố quyết định chất lượng của báo cáo kiểm toán chính là hiệu quả của việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán.

Trong giai đoạn thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phú, Em đã nắm bắt được đặc điểm, tình hình hoạt động của công ty trên các mặt: lịch sử hình thành; tổ chức bộ máy quản lý; tổ chức bộ máy dịch vụ; tổ chức bộ máy kiểm toán cũng như thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của Công ty. Em cũng thấy được Công ty đang nỗ lực hết mình trong việc nâng cao chất và lượng kiểm toán thông qua việc đánh giá trọng yếu và rủi ro.

Bên cạnh đó, Em cũng được nghiên cứu hồ sơ kiểm toán tại Công ty cũng giúp em nắm bắt tốt hơn những kiến thức đã học trên ghế Nhà trường.

Với những kết quả thu được từ đợt thực tập này, Em hi vọng sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho công việc của mình khi ra trường.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Quang Quynh và Ban lãnh đạo Công ty TNHH Kiểm toán An Phú đã tạo điều kiện giúp Em hoàn thành đợt thực tập này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kiểm toán tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2006, GS.TS Nguyễn Quang Quynh, TS Ngô Trí Tuệ (chủ biên)

2. Bộ tài chính, Chuẩn mực kiểm toán Việt nam

3. Liên đoàn kế toán quốc tế, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế 4. Website: www.anphugroup.com.vn

5. Website: www.kiemtoan.com.vn

6. Website: www.kiemtoan.com.vn

7. Các hồ sơ, tài liệu lưu trữ tại Phòng hành chính tổng hợp Công ty TNHH Kiểm toán An Phú

8. Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, Nhà xuất bản Tài chính năm 2008 – GS.TS Nguyễn Quang Quynh (Chủ biên), TS. Ngô Trí Tuệ, Th.S Tô Văn Nhật

9. Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2008- PGS.TS Nguyễn Năng Phúc

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...1

Chương 1...3

Những đặc điểm chung của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú với đánh giá trọng yếu và rủi ro...3

1.1. Lịch sử hình thành Công ty TNHH Kiểm toán An Phú...3

Hệ thống khách hàng của An Phú được chia làm bốn nhóm chính: Nhóm thứ nhất là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty lớn của Việt Nam như: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam … Với những dịch vụ cung cấp, An Phú tiến hành tìm hiểu và cập nhập đẩy đủ những thông tin về khách hàng cũng như cân nhắc những rủi ro của hợp đồng kiểm toán. Khách hàng lớn có thể đem tới cho An Phú uy tín và doanh số nhưng cũng có thể lại trở thành hạn chế khi không kiểm soát được những rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, với nhóm khách hàng này An Phú đặc biệt chú trọng việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Khi đánh giá khách hàng, Công ty chỉ định những kiểm toán viên có năng lực và kinh nghiệm để có thể xem xét được bản chất của vấn đề hoặc vấn đề đang được đánh giá. Liên quan đến các dịch vụ được cung cấp này, các nghiệp vụ, khoản mục được xem là trọng yếu (theo các kiểm toán viên có kinh nghiệm tại An Phú) bao gồm: các nghiệp vụ thầu và giao thầu; các nghiệp vụ về tiền mặt, các nghiệp vụ bất thường, các nghiệp vụ cố ý bỏ ngoài sổ sách…cũng như sự xem xét hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ...5

1.2.Cơ cấu, hệ thống bộ máy dịch vụ kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán An Phú...7

Thứ nhất là, dịch vụ kiểm toán...7

Thứ hai là, dịch vụ kế toán...8

Thứ ba là, dịch vụ thuế...8

Thứ tư là, dịch vụ tư vấn và đào tạo...9

1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý Công ty TNHH Kiểm toán An Phú...10

1.3.1. Ban giám đốc...10

1.3.2. Các phòng ban tại Công ty...14

1.4.Tổ chức bộ máy kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phú...17

1.4.1. Mô hình trực tuyến – tham mưu...17

1.4.2. Nhiệm vụ của bộ máy kiểm toán...18

Chương 2...21

Thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện...21

2.1. Mô hình đánh giá trọng yếu và rủi ro chung được áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phú...21

2.2. Mô hình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán khách hàng ABC...28

2.2.1. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước chuẩn bị kiểm toán ...28

2.2.2. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước thực hiện kiểm toán...41

Thực hiện theo kế hoạch, kết quả đánh giá trọng yếu và rủi ro được phản ánh trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên. Trong bước công việc này các KTV thực hiện các thủ tục theo đúng những thiết kế, thủ tục được nêu trong kế hoạch. ...41

2.2.3. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước kết thúc kiểm toán...44

2.3. Mô hình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán khách hàng XYZ...44

2.3.1. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước chuẩn bị kiểm toán...44

2.2.2. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước thực hiện kiểm toán...56

2.2.3. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước kết thúc kiểm toán...60

2.3. Nhận xét chung về đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú...60

Chương 3...63

Một vài kiến nghị hoàn thiện đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú...63

3.1. Tính tất yếu phải hoàn thiện đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú ...63

3.2. Phương hướng hoàn thiện...64

3.3. Kiến nghị thực hiện giải pháp...66

3.3.1. Đối với Nhà Nước...66

3.3.2. Đối với đơn vị...70

3.3.3. Đối với kiểm toán viên...72

LỜI KẾT...74

Một phần của tài liệu Luan van chuyen de tìm hiểu thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do công ty TNHH kiểm toán an phú thực hiện chuan (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w