NHT MA NHTM B

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất (Trang 30 - 38)

LS thả nổi VNIBOR+2% 6 tháng/lần Lãi suất cố định 10,5%/năm

Bảng 1.2: Các luồng thanh toán giữa hai ngân hàng

Cuối kỳ thanh toán Số ngày thanh toán thực tế Chỉ số VNIBOR cuối 6 tháng VNIBOR

+2% thanh toánSố tiền A thanh toánSố tiền B

Số tiền thanh toán bù trừ 1 182 9,25% 11,25% 56.095.890 52.356.164 3.739.726 2 183 9% 11% 5.550.685 52.643.836 2.506.849 3 182 8,5% 10,5% 52.356.164 52.356.164 0 4 183 7% 9% 45.123.288 52.643.836 -7.520.548 208.726.027 210.000.000 -1.273.973 Ngân hàng B thu được lợi nhuận từ hợp đồng SWAP lãi suất trong hai kỳ thanh toán đầu là 6.246.575 VNĐ khi lãi suất tăng. Số lợi nhuận này dùng để bù đắp cho sự tăng lên của chi phí huy động tiết kiệm tiền gửi. Ngược lại, khi lãi suất giảm NHTM A thu được 7.520.548 VNĐ, dùng để bù đắp cho sự giảm thu nhập lãi từ khoản cho vay lãi suất thả nổi. Kết quả cuối cùng NHTM A phòng ngừa được rủi ro lãi suất và thu được khoản lợi nhuận ròng từ hợp đồng SWAP là 1.273.973 VNĐ

Nguyên tắc: giá trị hiện tại các luồng tiền do ngân hàng B thanh toán lãi cố định phải đúng bằng giá trị hiện tại các luồng tiền do các ngân hàng A toán lãi suất thả nổi.

PV các luồng tiền LSCĐ = PV các luồng tiền LSTN

1.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại

1.1.1. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất về mặt số lượng

1.1.1.1. Các công cụ phái sinh lãi suất mà ngân hàng đang áp dụng

Hợp đồng kỳ hạn

Các giao dịch kỳ hạn đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam là giao dịch ngoại tệ kỳ hạn theo Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ -NHNN7 ngày 10/01/1998.

Các thành viên chủ yếu tham gia thị trường ngoại tệ kỳ hạn là các doanh nghiệp (các tổ chức kinh tế) có nguồn thu hoặc nhu cầu ngoại tệ hợp pháp có mong muốn bảo hiểm rủi ro về tỷ giá, lãi suất và các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ thực hiện giao dịch phục vụ nhu cầu khách hàng, bảo hiểm rủi ro tỷ giá và kinh doanh sinh lời.

NHNN Việt Nam là cơ quan quản lý trực tiếp, nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể có điều chỉnh hợp lý trong từng thời kỳ. Ban đầu việc xác định tỷ giá chịu sự chỉ đạo của NHNN khiến tỷ giá kỳ hạn không đạt được tính linh hoạt.

Bảng 1.3:

Tổng hợp phương pháp xác định tỷ giá kì hạn theo quy định của NHNN

10/1/98-28/2/98 28/2/98 28/2/98- 6/8/98 6/8/98- 26/8/98 26/8/98- 30/8/00 30/8/00- 18/9/01 18/9/01- 1/7/02 1/7/02- 28/5/04 Dưới 1 tuần + 1% +0.25% +0.19% - - - - 1 tuần - 2 tuần + 1% +0.5% +0.38% - - 0.40% 0,50% 2 tuần -3 tuần + 1% +0.75% +0.57% - - 0.40% 0,50% 3 tuần -4 tuần + 1% + 1% +0.82% - - 0.40% 0,50% 30 ngày + 1% + 1% +1.64% +0.58% +0.20% 0.40% 0,50% 31 - 44 ngày + 1.5% + 1.5% +1.64% +0.87% +0.25% 1.50% 1,2% 45 - 59 ngày + 1.5% + 1.5% +1.64% +1.16% +0.40% 1.50% 1,2% 60 - 74 ngày + 2% + 2% +2.45% +1.45% +0.45% 1.50% 1,5% 31

Nguồn: Tổng hợp các văn bản pháp quy của NHNN

Hợp đồng tương lai

Nhìn chung, hợp đồng tương lai vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Đối với các giao dịch tương lai ngoại hối, các trung tâm giao dịch thực tế triển khai chưa nhiều.

Hợp đồng ngoại tệ tương lai vẫn chưa được thực hiện ở Việt Nam. Hiện nay, các NHTM đã được phép giao dịch hợp đồng tương lai trên thị trường hàng hóa, với các mặt hàng nông sản như: cà phê, chè, đậu tương, lương thực, cao su… và các loại hàng hóa khác. Song ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian môi giới giúp doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng tương lai hàng hóa tại các sở giao dịch nước ngoài.

Các hợp đồng tương lai hàng hóa hiện đang được chú ý phát triển hơn. Ngày 5/9/2004, NHNN lần đầu tiên đã cấp giấy phép cho một ngân hàng Việt Nam là Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) được quyền giao dịch hợp đồng tương lai trên thị trường hàng hoá trực tiếp với các sàn giao dịch nước ngoài. Với giấy phép này, Techcombank sẽ đóng vai trò là nhà trung gian môi giới giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt nam với các sàn giao dịch trên thế giới như CBOT, CME, NYBOT, LIFFE, TOCOM để thực hiện các hoạt động phòng ngừa rủi ro cho giá hàng hoá.

Hợp đồng quyền chọn

Bắt đầu từ ngày 07/09/2004, NHNN thực hiện chương trình thí điểm 1 năm cho phép NHTM thực hiện nghiệp vụ quyền chọn lãi suất. Các NHTM phải có quy trình nghiệp vụ quyền chọn lãi suất phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái pháp luật Việt Nam, trong đó có các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Số vốn gốc hợp đồng quyền chọn lãi suất tối đa bằng 15% vốn tự có của ngân hàng. Tổng số vốn gốc tối đa của tất cả các hợp đồng quyền chọn lãi suất trong thời gian thí điểm không quá 50% vốn tự có.

Theo quy định hiện nay, các giao dịch quyền chọn lãi suất được phép thực hiện tại Việt Nam đối với những khoản cho vay và đi vay trung hạn (dưới 5 năm) bằng USD hoặc bằng EUR. Đối tác thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất là các

doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, các NHTM hoạt động tại Việt Nam được NHNN cho phép và các ngân hàng nước ngoài.

Hợp đồng hoán đổi

Hoán đổi lãi suất ở Việt Nam khá phát triển, ngân hàng và doanh nghiệp thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất nhằm phòng ngừa rủi ro biến động lãi suất thị trường.

Tuy nhiên, để có thể thực hiện nghiệp vụ này, các ngân hàng phải có đủ các điều kiện: có vốn tự có từ 1.000 tỷ đồng hoặc giá trị tương đương trở lên; đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh theo quy định của NHNN Việt Nam; đã có quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất, trong đó gồm cả biện pháp phòng ngừa rủi ro; có tổng lãi ròng các giao dịch hoán đổi lãi suất là số dương (nếu là số âm thì tối đa bằng 5% vốn tự có của ngân hàng đó); đối với trường hợp thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất ngoại tệ, thì phải được NHNN Việt Nam cho phép hoạt động ngoại hối; đối với trường hợp thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền, phải thực hiện các quy định về quản lý ngoại hối liên quan đến việc trao đổi vốn gốc.

Theo quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất kèm theo quyết định của Thống đốc NHNN Việt Nam số 1133/2003/QĐ-NHNN ngày 30/09/2003 quy định thời hạn của một hợp đồng hoán đổi lãi suất phải phù hợp với thời hạn của khoản vay gốc, nhưng tối đa là 5 năm kể từ ngày hợp đồng đó có hiệu lực. Kết thúc thời hạn này, các bên có thể gia hạn hợp đồng, hoặc sửa đổi các thỏa thuận bằng phụ lục hợp đồng, hoặc thanh lý hợp đồng để ký kết hợp đồng hoán đổi lãi suất mới.

Các ngân hàng bị ràng buộc số nợ gốc của các hợp đồng hoán đổi lãi suất đối với một doanh nghiệp không vượt quá 30% vốn tự có của ngân hàng.

Đến năm 2006, NHNN đã cho phép các tổ chức tín dụng được phép cung cấp 4 loại giao dịch hoán đổi lãi suất: (i) Hoán đổi lãi suất một đồng tiền (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ). (ii) Hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền hay hoán đổi lãi suất tiền tệ chéo, trong đó việc trao đổi vốn gốc đầu kỳ do các bên thỏa thuận thực hiện hoặc không thực hiện, nhưng bắt buộc phải có trao đổi vốn gốc vào cuối kỳ theo tỷ giá được thỏa thuận từ ngày hợp đồng có hiệu lực. (iii) Hoán đổi lãi suất bắt đầu trong tương lai, các bên có thể thỏa thuận về thời điểm trong tương lai mà kể từ thời điểm

đó giao dịch bắt đầu có hiệu lực thanh toán. (iv) Hoán đổi lãi suất cộng dồn, trong đó số lãi phải trả và được nhận được tính theo các mức lãi suất đã thỏa thuận có kèm theo các điều kiện dựa trên biến động tỷ giá và lãi suất của thị trường.

1.1.1.2. Quy mô, khối lượng giao dịch phái sinh lãi suất

Khối lượng giao dịch là số hợp đồng công cụ phái sinh phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).

Giá trị giao dịch công cụ phái sinh là tổng giá trị phát sinh trên các hợp đồng phái sinh trong một khoảng thời gian nhất định.

Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá sự phát triển các công cụ phái sinh. Năm 2009, tổng giá trị giao dịch phái sinh trên thế giới đạt hơn 600.000 tỷ USD. Tại Việt Nam thị trường công cụ phái sinh vẫn chưa phát triển mạnh mẽ, nên khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch công cụ phái sinh ở Việt Nam còn thấp.

1.1.1.3. Các chủ thể tham gia thị trường phái sinh

Nhà bảo hiểm: là những người nắm giữ trong tay tài sản gốc như hàng hóa, chứng khoán...và sử dụng công cụ phái sinh để giảm thiểu hoặc loại bỏ các rủi ro tiềm tàng do sự biến động của giá cả các tài sản do mình nắm giữ (cả trong hiện tại và tương lai). Nhà tự bảo hiểm có thể là bất cứ ai, các tổ chức như công ty, doanh nghiệp sản xuất hoặc cá nhân như người nông dân, hộ sản xuất nhỏ...

Ví dụ: Tại thời điểm 01/07/2011 có hai người, một là người nông dân trồng lúa mỳ và một là người sản xuất bánh mỳ. Giá lúa mỳ hiện tại là $250/tấn. Cả hai người đều muốn phòng ngừa rủi ro giá lúa mỳ biến động trên thị trường nên hai bên tham gia vào giao dịch kỳ hạn lúa mỳ, trong đó người nông dân là người bán cong người sản xuất là người mua.

Nhà đầu cơ: là những người sẵn sàng đối mặt với rủi ro, thu lợi nhuận từ sự biến động giá cả của tài sản gốc. Họ sử dụng công cụ phái sinh như một đòn bẩy đặc biệt. Có 3 loại nhà đầu cơ:

Saclpers: là những người xem xét xu hướng ngắn hạn và cố gắng kiếm lời từ sự thay đổi nhỏ của giá. Họ nắm giữ hợp đồng chỉ trong vài phút.

Day traders: chỉ đầu cơ dựa vào sự biến động giá cả chỉ trong một ngày giao dịch.

Position traders: là những người nắm giữ hợp đồng trong thời gian dài hơn: vài ngày, vài tuần, vài tháng...và hy vọng kiếm lợi nhuận đáng kể từ sự biến động giá lớn trên thị trường.

Nhà kinh doanh chênh lệch giá: là những người kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá của một loại hàng hóa giữa hai hay nhiều thị trường. Họ không phải là nhà đầu tư mà cũng không phải nhà đầu cơ và họ không phải gánh chịu bất cứ một loại rủi ro nào cả. Nhà kinh doanh chênh lệch giá có thể là cá nhân, tổ chức...

Nhà tạo lập thị trường: trong thực tế có rất ít khả năng hai bên liên lạc được với nhau hoặc với trung gian tài chính cung cấp dịch vụ tài chính phái sinh cùng một lúc để tham gia vào bên đối nghịch của cùng một hợp đồng phái sinh. Vì vậy, rất nhiều tổ chức trung gian tài chính đã đóng vai trò là người tạo lập thị trường cho hợp đồng phái sinh.

1.1.2. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất về mặt chất lượng.

Quản trị rủi ro

Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những nhà đầu cơ. Vì vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. Và cũng vì thế mà họ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính, điều này tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, phát huy khả năng huy động vốn và giảm chi phí sử dụng vốn.

Lợi nhuận từ các hợp đồng phái sinh lãi suất

Thị trường phái sinh có tính thanh khoản cao hơn thị trường giao ngay. Trước hết đó là yêu cầu một mức vốn để tham gia thị trường là tương đối thấp. Thêm nữa, tỷ suất sinh lời và rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn.

Các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch giá, chênh lệch lãi suất. Tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều có thể tìm thấy lợi nhuận.

1.4. Bài học kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới

1.1.1. Bài học từ một số nước trên thế giới

Bài học từ Mỹ

Mỹ là đất nước có đầy đủ điều kiện để phát triển một thị trường phái sinh (TTPS) lớn mạnh: Thị trường hàng hóa và thị trường tài chính phát triển làm nền tảng vững chắc cho các công cụ phái sinh. Đồng đô la Mỹ tự do chuyển đổi. Các chuyên gia tại Mỹ đã nghiên cứu về TTPS suốt một thời gian dài và làm chủ được công cụ này. Tuy nhiên, điểm nổi bật của thị trường phái sinh Mỹ là tính chuẩn hóa hình thành trên cơ sở hạ tầng được trang bị tiên tiến.

Thị trường phái sinh Mỹ phát triển song hành với các sở giao dịch, trung tâm giao dịch lớn như Hội đồng Mậu dịch Chicago (CBOT), Sở Thương mại Chicago (CME), Sàn giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE), các thị trường chứng khoán NYSE, AMEX. Các sở giao dịch vừa đóng vai trò trung gian vừa là người bảo lãnh trong các giao dịch phái sinh. Ký quỹ trước khi thực hiện giao dịch là bắt buộc với cả người bán và người mua. Giao dịch tại các sở giao dịch này thực hiện bằng đấu giá mở với các công cụ tự động hóa và khớp lệnh liên tục. Điều này tạo ra sự minh bạch cho hợp đồng phái sinh giúp thành viên của sở (cổ đông) và khách hàng nhằm phòng ngừa, quản lý rủi ro hoặc đầu cơ. Các ngân hàng và các công ty tài chính thường tham gia giao dịch thông qua việc mua cổ phần của sở để đạt được một tư cách thành viên (một chỗ ngồi). Với tư cách đó, họ có thể vừa là môi giới hưởng phí vừa là nhà đầu tư thu lợi nhuận.

Bài học từ Trung quốc

Nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, hàng hóa Trung Quốc được xuất khẩu đi khắp mọi nơi trên thế giới. Vị thế của Trung Quốc trong mua bán quốc tế tạo điều kiện thuận lợi để Trung quốc phát triển các công cụ phái sinh hàng hóa. Tuy vậy, thị trường phái sinh Trung Quốc có những bước tiến chậm hơn so với Mỹ do các quy tắc chặt chẽ từ phía ba cơ quan điều chỉnh TTPS: Ủy ban điều tiết

chứng khoán Trung Quốc (CSRC); Cơ quan giám sát ngành ngân hàng Trung Quốc (CBRC); và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC).

Tháng 2/2004, CBRC ban hành Luật nới lỏng rất nhiều các quy tắc trong trao đổi phái sinh. Luật cho phép các thể chế tài chính tham gia giao dịch phái sinh nhằm cả mục đích phòng vệ lẫn đầu cơ. Đây là một sự thay đổi quan trọng vì muốn phát triển nhanh chóng TTPS, bắt buộc các công cụ phái sinh phải được sử dụng nhằm cả ba mục đích. Luật này còn cho phép ngân hàng nước ngoài trực tiếp làm việc với các chủ thể Trung Quốc không cần qua các thể chế tài chính trong nước.

Vào ngày 8/9/2006, Sàn giao dịch tương lai tài chính Trung Quốc được thành lập. Từ đó, công cụ tương lai chỉ số CSI 300 ra đời. Tại Trung Quốc, việc thông qua các quy tắc dành cho hợp đồng tương lai chỉ số thường khó khăn hơn hợp đồng tương lai hàng hóa. Điều này là do Trung Quốc yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt vì cho rằng các công cụ phái sinh mang tính mạo hiểm hơn là nhằm thực hiện giao tài

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w