II HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CPTBTM.
b- Nguồn vốn lưu động tạm thờ
- Các khoản phải trả cho người lao động và các khoản phải nộp: Đây là một
nguồn vốn mà bất kỳ một doanh nghiệp nào trong hoạt động kinh doanh của mình
TSLĐ TSCĐ TSCĐ Nguồn vốn thường xuyên Nguồn VLĐ thường xuyên Comment [MD1]:
đều phát sinh. Đó là các khoản phải trả phải nộp chưa đến kỳ thanh toán ( thuế,
BHXH phải nộp chưa đến kỳ nộp, tiền lương, tiền công phải trả CNV...)
- Tín dụng nhà cung cấp: Trong nền kinh tế thị trường thường phát sinh việc
mua chịu, bán chịu. Doanh nghiệp có thể mau chịu vật tư hàng hóa của nhà cung cấp. Trong trường hợp này nhà cung cấp đã cấp cho một khoản tín dụng hay nói cách khác đi doanh nghiệp đã sử dụng tín dụng thương mại để đáp ứng một phần
nhu cầu vốn. B - 03 Năm 1998 1999 2000 Chỉ tiêu ST % ST % ST % 1. Các khoản phải trả, phải nộp ( chưa đến hạn trả nộp...) 83.961.565 49,2 313.179.394 28,9 364.776.909 26,3 2. Tín dụng nhà cung cấp 86.580.981 50,8 769.128.033 71,1 1.021.366.400 73,7
Trong cơ cấu nguồn vốn lưu động tạm thời của công ty ta có thể thấy được các
khoản phải trả, phải nộp của Công ty tăng dần qua các năm: năm 1999, 2000 tăng
nhẹ về con số tuyệt đối: 229.217.829đ và 51.597.515đ, tuy nhiên trong cơ cấu
nguồn vốn lưu động tạm thời các khoản phải trả, phải nộp lại có tỷ trọng giảm
xuống còn 28,9% đến năm 2000 là 26,3%. Đây là các khoản nợ ngắn hạn phát sinh
có tính chất chu kỳ, Công ty có thể sử dụng tạm thời các khoản này để đáp ứng nhu
cầu vốn mà không phải trả chi phí. Tuy nhiên điều cần chú ý trong việc sử dụng
các khoản này là phải đảm bảo thanh toán đúng kỳ hạn.
Ngoài ra còn có khoản tín dụng nhà cung cấp chiếm trung bình 65,2% trong cơ
tín dụng nhà cung cấp là chưa hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn lưu động tạm thời vì khi sử dụng tín dụng thương mại Công ty phải trả chi phí cho khoản tín dụng này, vì vậy, yếu tố quan trọng để đi đến quyết định có nên sử dụng tín dụng thương mại
hay không là phải xác định chi phí của khoản tín dụng thương mại. Ta có thể thấy
nguồn vốn lưu động tạm thời của Công ty khá dồi dào nhưng điều này cũng có
nghĩa là đến một lúc nào đó một loạt các khoản phải trả phải nộp đến hạn trả nộp,
Công ty sẽ phải dồn hết vốn để trả và thiếu chủ động trong mọi hoạt động kinh
doanh của mình hơn. Hơn nữa Công ty Cổ phần Thiết bị thương mại là một doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp, hoạt động liên tục không mang tính mùa vụ, vì vậy
yêu cầu tất yếu Công ty cần phải có một lượng vốn lưu động thường xuyên nhiều hơn và ổn định hơn.
II.2/ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY.