II HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CPTBTM.
B- 05 BẢNG CƠ CẤU VỐN LƯU ĐỘNG THEO NGUỒN
1998 1999 2000
Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Nguồn vốn CSH 2.665.230.954 94 3.107.187.667 72,3 3.823.474.687 68,8 2. Nguồn chiếm dụng 170.542.546 6 1.188.003.851 27,7 1.735.785.846 31,2 Tổng VLĐ 2.835.773.500 100 4.295.191.518 100 5.559.260.533 100 Bảng số liệu trên cho ta thấy nguồn tài trợ cho TSLĐ của Công ty chủ yếu là
nguồn vốn chủ sở hữu chiếm hơn 70% trong tổng VLĐ và đang có xu hướng tăng lên, năm 99 tăng 16,6% so với năm 98 tuy nhiên về tỷ trọng trong cơ cấu VLĐ
theo nguồn có giảm xuống do nguồn chiếm dụng của Công ty tăng mạnh
1.017.461.305, nguồn vốn chủ sở hữu tăng phản ánh khả năng tự tài trợ của Công
ty là rất lớn và Công ty có thể chủ động hơn trong mọi hoạt động kinh doanh của
mình mà không cần dựa vào nguồn vốn vay. Nguồn tài trợ cho nguồn vốn chủ sở
hữu bao gồm nguồn vốn kinh doanh 2.498.600.000đ chiếm 65,3% tổng nguồn vốn ( trong đó chủ yếu là vốn cổ phần 1.827.000.000 chiếm 73,1% nguồn vốn kinh
doanh) và các quỹ 1.324.874.687đ. Nguồn chiếm dụng chỉ chiếm trung bình 16,9%
trong cơ cấu vốn lưu động theo nguồn và đang tăng dần trong năm 2000 ( chiếm
27,7%). So sánh với nguồn bị chiếm dụng ( các khoản phải thu: 1.251.320.308đ )
ta thấy trong năm 2000 nguồn chiếm dụng của Công ty lớn hơn nguồn bị chiếm
dụng chứng tỏ Công ty bị chiếm dụng ít hơn và cơ cấu VLĐ của Công ty là hợp lý.
Qua phần phân tích trên chúng ta đã nắm được khái quát cơ cấu VLĐ của Công ty, nhưng VLĐ đó đầu tư vào các khoản mục ( vốn bằng tiền, các khoản phải
thu...) có hợp lý không thì ta phải xem xét tình hình sử dụng VLĐ của Công ty.