Kế toán CPSX trong điều kiện doanh nghiệp thực hiện giao khoán

Một phần của tài liệu BCTT Hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng 204 – Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng (Trang 30 - 33)

Trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay việc khoán sản phẩm cho các đơn vị cơ sở, các ĐXD là phương thức quản lý phổ biến. Phương thức quản lý này rất thích hợp với cơ chế thị trường, gắn liền lợi ích vật chất của người lao động, từng tổ đội thi công với khối lượng chất lượng và tiến độ thi công công trình, khuyến khích sản xuất xây lắp phát triển, phát huy tính chủ động sáng tạo của đơn vị cơ sở, đồng thời mở rộng quyền tự chủ về mặt hạch toán kinh doanh, tạo vốn, lựa chọn phương thức quản lý tổ chức lao động hợp lý.

Có nhiều hình hình thức giao khoán sản phẩm xây lắp nhưng các đơn vị chủ yếu sử dụng 2 hình thức giao khoán:

- Hình thức khoán gọn công trình: Theo hình thức này các đơn vị giao khoán (công ty xây lắp, xí nghiệp xây lắp) tiến hành khoán toàn bộ giá trị công trình, hạng mục công trình cho bên nhận khoán (xí nghiệp xây lắp, tổ đội xây lắp). Đơn vị nhận khoán đã phân cấp quản lý kinh tế tài chính có khả năng tự lo vật tư, thiết bị kỹ thuật, nhân công…có đủ điều kiện đảm bảo tổ chức thi công theo đúng tiến độ, tự bố trí lực lượng thi công và tiến hành nộp cho đơn vị giao khoán một số khoản theo thỏa thuận trong quy chế khoán. Tuy nhiên, đơn vị giao khoán vẫn phải kiểm tra giám sát chặt chẽ các khoản chi phí phát sinh. Sau khi công trình hoàn thành bàn giao, đơn vị giao khoán sẽ quyết toán trọn gói giá trị công trình cho đơn vị nhận khoán.

- Hình thức khoán theo từng khoản mục chi phí: Theo hình thức này đơn vị giao khoán sẽ chỉ tiến hành khoán những khoản mục chi phí cho bên nhận khoán như: vật liệu, nhân công, máy thi công. Đơn vị nhận khoán sẽ tự chịu trách nhiệm xuất vốn chi cho những khoản mục đó để tiến hành thi công. Đơn vị giao khoán sẽ phải chịu trách nhiệm về chi phí phát sinh của những khoản mục chi phí không giao

khoán và phải giám sát về mặt chất lượng kỹ thuật của công trình. Hình thức này áp dụng trong trường hợp đơn vị nhận khoán chưa đủ điều kiện cung ứng vật tư cũng như việc đảm bảo tổ chức thi công theo đúng tiến độ công trình.

Tùy theo điều kiện cụ thể của đơn vị và loại công trình các đơn vị sẽ lựa chọn hình thức khoán cho phù hợp. Khi tiến hành giao khoán, hai bên phải lập Hợp đồng giao khoán trong đó quy định rõ công việc, trách nhiệm quyền lợi mỗi bên và thời gian thực hiện hợp đồng.

Hạch toán chi phí sản xuất trong điều kiện giao khoán

5.1. Trường hợp đơn vị nhận khoán được phân cấp quản lý tài chính và tổ chức bộ máy kế toán riêng

5.1.1. Tại đơn vị giao khoán

Kế toán sử dụng TK 1362 “Phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ” để phản ánh toàn bộ giá trị mà đơn vị cung ứng về vật tư, tiền, khấu hao TSCĐ… cho các đơn vị nhận khoán nội bộ, chi tiết theo từng đơn vị.

Kết cấu TK

- Bên Nợ: số tiền tạm ứng cho đơn vị nhận khoán

- Bên Có: giá trị bàn giao khối lượng xây lắp khoán nội bộ

Dư Nợ: số tiền tạm ứng cần thu hồi

Dư Có: số tiền phải tạm ứng bổ sung cho đơn vị nhận khoán Trình tự hạch toán được khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.9 : Hạch toán CPSX tại đơn vị giao khoán

(đơn vị nhận khoán được phân cấp quản lý tài chính và tổ chức bộ máy kế toán riêng)

TK 111,112,152,153,331…

TK 336

TK 154 TK 136(1362)

Tạm ứng cho đơn vị nhận khoán Giá trị giao khoán xây lắp nội bộ hoàn thành bàn giao

Thanh toán bù trừ các khoản phải thu,

phải trả nội bộ

TK 214

KHTSCĐ phân bổ cho đơn vị nhận khoán

TK 621,622.623,627

Kết chuyển chi phí phát sinh tại đơn vị giao khoán

5.1.2. Tại đơn vị nhận khoán.

Kế toán sử dụng TK 336 “Phải trả nội bộ” để phản ánh giá trị giao khoán xây lắp nội bộ với đơn vị giao khoán.

Kết cấu TK

- Bên Nợ: giá trị bàn giao khối lượng xây lắp khoán nội bộ - Bên Có: số tiền nhận tạm ứng của đơn vị giao khoán. Dư Nợ: số tiền cần tạm ứng bổ sung

Dư Có: số tiền tạm ứng phải hoàn trả lại đơn vị giao khoán. Trình tự hạch toán được khái quát qua sơ đồ sau:

(1) : Đơn vị nhận khoán không hạch toán kết quả (2) : Đơn vị nhận khoán hạch toán kết quả

Sơ đồ 1.10 : Hạch toán CPSX tại đơn vị nhận khoán

(đơn vị nhận khoán được phân cấp quản lý tài chính và tổ chức bộ máy kế toán riêng)

5.2. Trường hợp đơn vị nhận khoán nội bộ không tổ chức bộ máy kế toán riêng

5.2.1.Tại đơn vị giao khoán

Tại đơn vị giao khoán, để hạch toán CPSX kế toán sử dụng TK 621, 622, 623, 627, và TK 141.

Kết cấu TK 141:

- Bên Nợ: các khoản tạm ứng cho công nhân, người lao động để thực hiện khối lượng xây lắp khoán nội bộ.

- Bên Có: TK336 TK 152,153,111,112 TK 621,622,623,627 TK 154 Nhận tạm ứng từ đơn vị giao khoán Tập hợp CPSX Kết chuyển CPSX TK512 TK 3331

Doanh thu tiêu thụ nội bộ Thuế GTGT đầu ra TK632 Giá thành công trình nhận khoán bàn giao Giá trị xây lắp nhận khoán nội bộ bàn giao (1)

(2) (2)

+ Các khoản tạm ứng đã thanh toán theo số chi tiêu thực tế đã được duyệt hoặc quyết toán theo giá trị xây lắp nhận khoán đã hoàn thành được duyệt.

+ Số tạm ứng chi không hết nhập lại quý hoặc tính trừ vào lương. Trình tự hạch toán CPSX tại đơn vị giao khoán được khái quát theo sơ đồ sau :

Sơ đồ 1.11 : Hạch toán CPSX tại đơn vị giao khoán

(trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức bộ máy kế toán riêng) 5.2.2. Tại đơn vị nhận khoán

Tại đơn vị nhận khoán chỉ mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán về cả giá trị nhận và chi phí thực tế từng khoản mục phí.

Một phần của tài liệu BCTT Hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng 204 – Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w