2. Thực trạng công tác tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng công thương ch
2.2. Tình hình sử dụng vốncủa NHCTII-HBT
Bảng 4: Bảng theo dõi tình hình dư nợ của NHCTII-HBT năm (1997-2002).
Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng dư nợ 350248 385342 413141 602600 806189 903976 Ngắn hạn 296687 302487 322389 415900 521623 569966
Trung dài hạn 53597 82855 90725 186700 284566 334010 (nguồn: báo cáo dư nợ NHCT II- HBT 1997-2002)
0 200000 400000 600000 800000 1000000 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tong du no Ngan han Trung dai han
Theo số liệu trên ta có thể thấy dư nợ tín dụng ngắn hạn liên tục tăng lên qua các năm với tốc độ tăng đều nhau và khá ổn định. Điều này đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân hàng và giúp ngân hàng dự đoán được tốc độ phát triển của tín dụng trong thời gian tới. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể tính được tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn giảm dần qua các năm: Năm 1997 nợ ngắn hạn chiếm 84,7% trong tổng dư nợ, năm 1998 tỷ trọng này là 78,5%, năm 1999 tỷ trọng này là 78%, năm 2000 tỷ trọng này là 68,9%, năm 2001 tỷ trọng này là 64,7%, riêng năm 2002 tỷ trọng này là 63,05%. Mặc dù tỷ trọng trong tổng dư nợ giảm dần qua các năm từ năm 1997 đến năm 2002 nhưng dư nợ tín dụng ngắn hạn vẫn tăng đều qua các năm, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Đây cũng là một nét mới trong chiến lược kinh doanh của NHCTII- HBT, đã có sự chuyển dịch đầu tư, khuyến khích tín dụng trung và dài hạn phát triển. Đây là một bước tiến mới của ngân hàng.
Trong bảng cân đối kế toán của NHCTII- HBT thì hoạt động tín dụng và đầu tư đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng. Trong tổng dư nợ tín dụng thì tín dụng ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng lớn. Như vậy tín dụng ngắn hạn có vai trò quan trọng đối với ngân hàng. Với đặc điểm của của tín dụng ngắn hạn đó là vòng quay của tiền nhanh, do đó trong điều kiện nền kinh tế của chúng ta đang trong giai đoạn phát triển và đang trong giai đoạn đổi mới nên có nhiều
vấn đề mâu thuẫn và chưa bắt kịp với thế giới dẫn đến nền kinh tế phát triển chưa ổn định. Mặt khác NHCTII-HBT nằm trong một khu vực đông dân cư, nơi tập trung rất đông các doanh nghiệp sản xuất, thương mại đặc biệt các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sản xuất mang tính thời vụ. Với những đặc điểm vĩ mô và vi mô như vậy thì tín dụng ngắn hạn không những đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng mà còn bảo đảm an toàn, khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. Đó là cơ sở để tín dụng ngắn hạn tại NHCTII-HBT phát triển.
Cơ cấu tín dụng ngắn hạn của NHCTII- HBT:
Đặc điểm chung trong cơ cấu dư nợ cho vay nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng là doanh nghiệp quốc doanh hay thành phần kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn hơn thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. điều có thể giải thích là do lịch sử hình thành và nhóm khách hàng truyền thống của ngân hàng. Từ khi hình thành mục đích chính của NHCT nói chung là tài trợ vốn tín dụng để phát triển khu vực công nghiệp và thương nghiệp của nền kinh tế bao cấp từ đó hình thành nhóm khách hàng truyền thống của ngân hàng là các doanh nghiệp nhà nước, mặt khách ngân hàng mở rộng cho vay đối với thành phần này vì đảm bảo an toàn hơn vì trong trường hợp làm ăn thua lỗ thì vẫn được nhà nước bù lỗ. Ngoài ra, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phần lớn làm ăn hiệu quả vẫn chưa cao, quy mô lại rất nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Để thấy rõ điều này chúng ta hãy xem bảng sau:
Bảng 5: Báo cáo cho vay ngắn hạn theo khu vực kinh tế.
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
CHỈ TIÊU
VNĐ USD VNĐ USD VNĐ USD
1. Doanh số cho vay 561783 364228 881178 248459 960432 181978
- Ngoài quốc doanh 13706 0 44422 0 58644 0
- Quốc doanh 548077 364228 836756 248459 901788 181978
2. Doanh số thu nợ 589764 249072 691188 332315 899028 192589
- Quốc doanh 578550 249072 659125 332315 843506 192589
3. Dư nợ ngắn hạn 240315 169247 435854 85769 493000 76966
- Ngoài quốc doanh 8727 0 9952 0 22850 0
- Quốc doanh 231588 169247 425902 85769 470150 76966
Nhìn bảng trên ta có thể thấy rằng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2000 chiếm 2,1%, năm 2001 tỷ trọng này là 1,88% và năm 2002 tỷ trọng này là 4%. Theo tôi đây là hạn chế của NHCTII - HBT, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì khu vực này càng ngày càng năng động trong hạch toán kinh doanh của mình. Đây là một thị trường tiềm năng mà ngân hàng nên hướng tới. Mặt khác tỷ trọng dư nợ cho vay VNĐ lớn hơn ngoại tệ do nhu cầu thanh toán ngoại tệ trong khu vực thấp và chỉ tập trung ở khu vực kinh tế quốc doanh mà thôi. Tuy nhiên những năm gần đây ngân hàng mở rộng phạm vi đầu tư sang những lĩnh vực khác mà không chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, đây là chiến lược hợp lý của ban lãnh đạo ngân hàng.
Bảng 6: Hoạt động tín dụng ngắn hạn phân theo nghành kinh tế năm 2002.
Đơn vị:trđồng
Cho Vay Thu Nợ Dư Nợ
Chỉ Tiêu
VNĐ USD VNĐ USD VNĐ USD
1. Ngành lâm nghiệp ,nông nghiệp 49179 4928 23888 16487 68464 22654 2. Thuỷ sản 0 0 0 0 0 0 3. CN khai thác mỏ 0 0 0 0 0 0 4. CN chế biến 148570 77035 208435 96054 491764 163968 5. Nghành sx phân phối điện 900 0 1250 0 1250 0 6. Nghành xây dựng 172040 96 110172 1868 473661 24834
7.Thương nghiệp, sữa chữa.
356749 29289 314897 42041 421800 28070
8.Khách sạn nhà hàng 0 0 0 0 0 0
9.Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc. 1762 0 1795 0 3483 0 10.Tài chính, tín dụng 20000 0 20000 0 0 0 11.Khoa học công nghệ 0 0 0 0 0 0 12.Các hoạt động KD và tư vấn 0 0 0 0 0 0 13.Quản lý nhà nước và an ninh qp. 0 0 0 0 0 0
14.Giáo dục và đào tạo 0 0 0 0 0 0
15.Y tế và hoạt động cứu trợ
16.Hoạt động văn hoá thể thao.l 0 0 0 0 0 0 17.Hoạt động đảng, đoàn thể. 0 0 0 0 0 0 18.Hoạt động phục vụ cá nhân 211225 70997 218936 36140 539560 109064 19.Hoạt động làm thuê 768 0 862 0 1033 0
Từ bảng số liệu ta có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của NHCT II- HBT không còn chỉ tập trung vào nghành công nghiệp mà đã mở rộng sang lĩnh vực khác. Ta có thể thấy rằng khách hàng của ngân hàng vẫn chủ yếu bó hẹp và chưa thực sự mở rộng. Dư nợ tín dụng chủ yếu tập trung ở các nghành công nghiệp chế biến và thương nghiệp đây vẫn được coi là nghành có thời gian thu hồi vốn nhanh do đặc thù của nghành là chuyển hoá vốn chỉ diễn ra ở giai đoạn lưu thông và phân phối hàng hoá trong quá trình tái sản xuất.
Có thể nói rằng trong vài năm qua, tín dụng ngắn hạn của NHCTII-HBT có vai trò rất lớn trong sự phát triển của các doanh nghiệp. Bởi vì ngân hàng đã cung cấp một lượng tín dụng ngắn hạn rất lớn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế, đáp ứng kịp thời lượng vốn mà doanh nghiệp cần để mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng chủ trương của nhà nước tạo đà cho công cuộc đổi mới đất nước. Cụ thể một số công ty được ngân hàng cung cấp vốn:
Khối kinh tế quốc doanh: Dư nợ chiếm 97% trong tổng dư nợ cho vay
ngắn hạn, tập trung ở một số doanh nghiệp lớn như: Công ty dệt Hà Nội, Công ty dệt 8/3, Dệt kim đông xuân, Tổng công ty giấy, Tổng công ty lâm sản... Chi nhánh đã thực hiện cho vay theo hạn mức tín dụng đối với từng doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng tín dụng, chú trọng đáp ứng nhu cầu lớn của khách hàng.
Khối kinh tế ngoài quốc doanh: Để đầu tư ở thành phần kinh tế này chi nhánh chú trọng đầu tư theo món. Mặc dù bộ phận này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong dư nợ của ngân hàng nhưng nó được đánh giá là khu vực có tiềm năng và ngân hàng ngày càng mở rộng cho vay đối với khu vực này. Khách hàng chủ yếu gồm: Hợp tác xã Tiến bộ, Tổ thịnh vượng, Tổ đồng tâm, Công
ty TNHH Anh Đạt, HTX Chiến thắng, Công ty xây dựng và thiết bị nội thất, Công ty TNHH Mỹ Anh...