Tăng cường hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng thương mại nước ta " doc (Trang 46 - 48)

Đối với chi nhánh ngân hàng liên doanh Chohung vina thì nghiệp vụ huy động vốn bị hạn chế bởi chính sách của nhà nước nhằm hạn chế khả năng huy động của ngân hàng liên doanh do đó dẫn đến khả năng mở rộng

qui mô cho vay của ngân hàng cũng bị thu hẹp lại. Tuy nhiên đối với hệ

thống ngân hàng thương mại nước ta thì cần phải tăng cường huy động vốn

trên thị trường nhằm mở rộng khả năng cho vay của ngân hàng.

Đối với ngân hàng, khách hàng là đối tượng quan trọng trong chiến lược huy động vốn, họ đến với ngân hàng để gửi tiền và mở tài khoản với

nhiều mục đích khác nhau, vì vậy có thể chia thành hai loại: Khách hàng

thường xuyên và khách hàng không thường xuyên. Từ đó ngân hàng có đối

sách thích hợp.

Huy động tiền gửi:

Khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các lĩnh

hoặc tiền vay với mục đích chính là phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh

doanh một cách thuận lợi, được sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Trên thực tế, tổng số nguồn vốn của các ngân hàng thương mại nước ta thì vốn huy động từ các tổ chức kinh tế có tỷ trọng còn thấp (< 25%). Do đó ngân

hàng cần phải tiến hành các biện pháp để tăng lượng tiền gửi trong ngân

hàng mình lên:

- Tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng để các doanh nghiệp mở tài khoản

tiền gửi và sử dụng tiền mặt một cách linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu

của doanh nghiệp để chi trả phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

- Có chính sách ưu đãi về lãi suất (lãi suất huy động và cho vay) đối

với các doanh nghiệp. Vì lãi suất là công cụ tác động mạnh đến việc

khách hàng quyết định đặt giao dịch với ngân hàng hay không. Ngân hàng phải dành cho doanh nghiệp những điều kiện phục vụ thuận lợi như: không thu phí chuyển tiền, phí mở séc bảo chi, phí mở L/C…. Thay vào đó ngân hàng không phải trả lãi cho loại tiền gửi để thực

hiện các dịch vụ này.

- Ngân hàng phải thường xuyên theo dõi những biến động trên tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp để rút ra những quy luật vận động

của đồng vốn và giúp doanh nghiệp sử dụng tốt số dư trên tài khoản

tiền gửi ở ngân hàng.

Khách hàng là các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức đoàn thể: loại khách hàng này vốn hoạt động chủ yếu là do Ngân sách Nhà

nước cấp, tuy nhiên trong pháp lý được Nhà nước cho phép những khoản

tiền không có nguồn gốc từ ngân sách như tiền cho thuê mặt bằng… Các khoản tiền này sẽ gửi ở Ngân hàng dưới hình thức tài khoản chuyên dùng. Mục đích của đối tượng khách hàng này là gửi tiền vào ngân hàng để lấy

lãi. Ngân hàng nên khai thác tốt nguồn vốn này, tạo điều kiện cho các cơ quan đơn vị gửi và sử dụng tiền gửi.

Huy động tiết kiệm

Khách hàng thuộc tầng lớp dân cư: khi nền kinh tế tăng trưởng, các

tầng lớp dân cư có nguồn thu nhập dưới hình thức tiền tệ ngày càng tăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Loại thu nhập này được phân tán ở các hộ dân cư trong toàn xã hội. Theo đánh giá của ngân hàng Nhà nước và WB thì đây là nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi nhất, không những bằng nội tệ mà còn bằng cả ngoại tệ, để thu hút được

nguồn vốn quan trọng này, ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp

- Đa dạng hoá các loại hình tiền gửi với nhiều kỳ hạn khác nhau

mang tính linh hoạt. Kèm theo những loại tiền gửi này là những hình thức khuyến khích hấp dẫn đối với khách hàng.

- Ngân hàng cần có những đại lý để thu hút tiền gửi của cán bộ, công

nhân viên chức ở cơ quan xí nghiệp, ở những thời điểm tập trung dân cư chưa có ngân hàng và các quỹ tiết kiệm hoạt động.

- Ngoài ra ngân hàng có thể bố trí khoa học giờ làm việc để giao

dịch với các khách hàng một cách thuận lợi hơn. Trong khả năng và

điều kiện cho phép có thể làm việc cả ngày và ngoài giờ vì thời gian

này sẽ thu hút được khách hàng bận việc đến giao dịch với ngân hàng. Ngân hàng còn có thể huy động vốn thông qua việc tham gia thị trường chứng khoán, vay trên thị trường liên ngân hàng …

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng thương mại nước ta " doc (Trang 46 - 48)