Chủ nghĩa Mác Lênin

Một phần của tài liệu Luan van chuyen de 115130 79 cau hoi va goi y tra loi ve mon hoc t chuan (Trang 25 - 48)

- Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) rời Cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) làm phụ bếp trên chiếc tàu “Đô đốc Latouche Tréville” và lấy tên là Văn Ba đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước... Đó là việc làm mới mẻ, chưa có tiền lệ, khác với hướng đi truyền thống sang phương Đông của các bậc tiền bối.

- Qua hành trình đến nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc tư bản đế quốc ở các nước thuộc địa châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La tinh. Người đã xúc động trước cảnh khổ cực bị áp bức của những người dân lao động, Người nhận thấy ở đâu có dân tộc bị áp bức cũng có nỗi khổ cực như nhau, đều có kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân đế quốc, ở đâu nhân dân cũng mong muốn thoát khỏi ách áp bức bóc lột.

Với lòng yêu nước nồng nàn, Hồ Chí Minh kiên trì chịu đựng mọi khó khăn gian khổ Người có ý xem xét tình hình các nước. Suy nghĩ về những điều mắt thấy tai nghe, hăng hái học tập và tham gia các cuộc diễn thuyết của nhiều nhà chính trị và triết học.

Năm 1917 Cách mạng Tháng Mười Nga thành công Người có cảm tình sâu sắc với cuộc cách mạng Tháng Mười và lãnh tụ thiên tài V.I.Lênin.

Tháng 7-1920 Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin. Nguyễn Ái Quốc “cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng... vui mừng đến phát khóc...” vì đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc. Như vậy, chính luận cương của Lênin đã nâng cao nhận thức Hồ Chí Minh về con đường giải phóng. Nó phù hợp và đáp ứng những tình cảm, suy nghĩ, hoài bão được ấp ủ từ lâu, nay đang trở thành hiện thực, Hồ Chí Minh viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, theo Quốc tế thứ ba”.

Từ những nhận thức ban đầu về chủ nghĩa Lênin. Hồ Chí Minh đã tiến dần tới những nhận thức “lý tính” trở lại nghiên cứu Mác sâu sắc hơn, để rồi tiếp thu học thuyết của các ông một cách có chọn lọc, không rập khuôn máy

móc, không sao chép giáo điều. Người tiếp thu lý luận Mác - Lênin theo phương pháp macxit, nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất. Người vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ Mác - Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam, chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vở.

Thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước. Hồ Chí Minh nói: “trong cuộc đấu tranh vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin vừa làm công tác thực tiễn, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới”... “Chính là do cố gắng vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam ngày nay, mà chúng tôi đã chiến đấu và giành được thắng lợi to lớn”...

Câu 11: Hãy nêu nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Nguyễn Ái Quốc là cơ sở quan trọng đề hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?

Gợi ý trả lời:

Vào những năm 20 của thế kỉ XX, ở Việt Nam cũng có nhiều người đi tìm đường cứu nước nhưng chỉ có Hồ Chí Minh mới nhận thức được con đường mới và phù hợp với yêu cầu nguyện vọng của dân tộc và xu thế phát triển của thời đại. Ngoài những cơ sở khách quan, còn phải nói đến nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất đạo đức cá nhân và năng lực hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh.

Trước hết, đó là tư duy độc lập, tự chủ sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường sáng suốt trong việc nghiên cứu nhận xét, tìm hiểu những tinh hoa tư tưởng, văn hoá nhân loại, thực tiễn phong trào đấu tranh của nhân dân ta và các cuộc cách mạng lớn trên thế giới

Hai là, sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn trí thức phong phú của thời đại, vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc,

phong trào công nhân quốc tế để có thể tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lênin, khoa học về cách mạng của giai cấp vô sản quốc tế.

Ba là, có tâm hồn của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản có bản lĩnh kiên định, nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước, luôn tin vào nhân dân, thương dân, thương yêu những người cùng khổ, sẵn sàng chịu đựng những hy sinh cao nhất vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào.

Những phẩm chất cá nhân hiếm có đó đã giúp Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận, chọn lọc chuyển hoá phát triển những tinh hoa dân tộc và thời đại, là cơ sở quan trọng để hình thành tư tưởng của Người.

Câu 12: Trình bày nhận thức, hoạt động của Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) từ thời kỳ trước năm 1911 đã hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước của Người?

Gợi ý trả lời:

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về cách mạng Việt Nam..., không thể hình thành ngay một lúc mà đã trải qua một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình phát triển, lớn mạnh của Đảng ta và cách mạng Việt Nam.

Tiến trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh có thể chia ra nhiều thời đoạn lịch sử. Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước.

Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành), quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, sinh ngày 19- 5-1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước.

Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Người là một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với quá trình hình thành nhân cách của Nguyễn Tất Thành. Sau này những kiến thức học được từ người cha, bắt gặp tư tưởng mới của thời đại đã được Hồ Chí Minh nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong đường lối chính trị của mình.

Cụ Hoàng Thị Loan, thân mẫu của Người cũng ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Sinh Cung về đức tính nhân hậu, đảm đang, sống chan hoà với mọi người.

Về gia đình, còn phải nói tới mối quan hệ và tác động qua lại giữa ba chị em Nguyễn Thị Thanh (Nguyễn Thị Bạch Liên), Nguyễn Sinh Khiêm (Nguyễn Tất Đạt) và Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành) về lòng yêu nước thương nòi.

Trên mảnh đất Kim Liên cũng đã thấm máu của bao anh hùng, liệt sĩ chống Pháp như: Vương Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Quyền v.v...

Nghệ Tĩnh là vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lao động, đấu tranh chống ngoại xâm... Nơi đây đã sản sinh ra biết bao anh hùng nổi tiếng lịch sử Việt Nam như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, các lãnh tụ yêu nước thời cận đại như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu...

Từ nhỏ, Nguyễn Sinh Cung đã đau xót chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị đàn áp bóc lột của đồng bào mình ngay trên mảnh đất quê hương. Những năm ở Huế, Người đã tận mắt nhìn thấy tội ác của bọn thực dân và thái độ ươn hèn, bạc nhược của bọn quan lại Nam triều.

Những bài học thất bại của các nhà yêu nước tiền bối và đương thời; với sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị, Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra hạn chế của những người đi trước. Người nhận ra rằng không thể cứu nước theo con đường của Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... Người từ chối Đông Du, không phải vì đã hiểu bản chất của đế quốc Nhật mà chỉ cảm thấy rằng: không thể dựa vào nước ngoài để giải phóng Tổ quốc. Cùng với việc phê phán hành động cầu viện Nhật Bản, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau”, tư tưởng “ỷ Pháp cầu tiến bộ” chẳng qua chỉ là việc cầu xin Pháp rủ lòng thương....

Truyền thống dân tộc, gia đình, quê hương... tất cả đã thôi thúc Hồ Chí Minh ra đi tìm một con đường mới để cứu dân, cứu nước. Nguyễn Ái Quốc đã tự định ra cho mình một hướng đi mới: Phải tìm hiểu cho rõ bản chất của

những từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái của nước Cộng hoà Pháp, phải đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, sẽ trở về giúp đồng bào mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 13: Những hoạt động chủ yếu của Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) từ 1911 đến 1920, đã tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc?

Gợi ý trả lời:

Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) rời Cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) làm phụ bếp trên chiếc tàu “Đô đốc Latouche Tréville” và lấy tên là Văn Ba đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước... Đó là việc làm mới mẻ, chưa có tiền lệ, khác với hướng đi truyền thống sang phương Đông của các bậc tiền bối.

- Nguyễn Tất Thành sang Pháp, đến cảng Mác-Xây ngày 6-7-1911, thấy nhiều phụ nữ nghèo khổ, Nguyễn Tất Thành nói với người bạn: “Tại sao người Pháp không “khai hoá” đồng bào của họ trước khi đi “khai hoá” chúng ta?”.

- Làm thuê trên chiếc tàu đi vòng quanh châu Phi, tận mắt trông thấy những cảnh khổ cực của người da đen dưới roi vọt của bọn thực dân, Nguyễn Tất Thành nghĩ: “Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu”.

Giữa tháng 12-1912, Nguyễn Tất Thành tới nước Mỹ và Người dừng lại ở Mỹ khoảng một năm, từ cuối 1912 đến cuối 1913. Ở nước Mỹ, Người dành một phần thời gian để lao động kiếm sống, còn phần lớn thời gian dành cho học tập, nghiên cứu Cách mạng Tư sản Mỹ năm 1776. Khi thăm pho tượng Thần Tự do. Nguyễn Tất Thành không để ý đến ánh hào quang quanh đầu tượng mà xúc động trước cảnh những nô lệ da đen dưới chân tượng.

- Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành từ Mỹ sang Anh, và sống tại Luân - Đôn từ năm 1914 đến năm 1917, khoảng cuối năm 1917 trở lại Pháp... Ở tất

cả các nước thuộc địa châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La tinh, Người nhận thấy ở đâu các dân tộc bị áp bức cũng có nỗi khổ cực như nhau, đều có kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân đế quốc.

- Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Người có cảm tình sâu sắc với cuộc cách mạng Tháng Mười và lãnh tụ thiên tài V.I. Lênin.

- Đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một Đảng tiến bộ hồi bấy giờ.

- Tháng 6-1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vécxây bản Yêu sách của nhân dân An Nam (gồm 8 điểm) để đòi Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do dân chủ và bình đẳng của nhân dân Việt Nam. Bản Yêu sách đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp làm cho nhân dân thế giới và nhân dân Pháp phải chú ý đến tình hình Việt Nam và Đông Dương. Bản Yêu sách đã không được bọn đế quốc chấp nhận, từ đó Người rút ra bài học: “muốn được giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”.

- Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lênin đăng trên báo L’Humanité số ra ngày 16 và 17 tháng 7 năm 1920. Người sung sướng vui mừng đến phát khóc lên: “Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.

Bởi vì Luận cương của Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào, đáp ứng những tình cảm suy nghĩ, hoài bão được ấp ủ bấy lâu nay ở Người.

- Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người biểu quyết tán thành đứng về Quốc tế thứ ba, từ bỏ Đảng Xã hội và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, đã đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc: từ chủ

nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Lênin; từ giác ngộ dân tộc đến với giác ngộ giai cấp; từ người yêu nước thành người cộng sản.

Việc xác định con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc là công lao to lớn đầu tiên của Hồ Chí Minh, trong thực tế, Người “đã gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế đưa nhân dân ta đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là con đường giải phóng duy nhất mà Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra cho nhân dân lao động và tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới”

Câu 14: Trình bày những hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1921 đến 1930 đã tác động đến sự hình thành cơ bản tư tưởng của Người về cách mạng Việt Nam?

Gợi ý trả lời:

Trong giai đoạn từ năm 1921 đến 1930: Nguyễn Ái Quốc có những hoạt động thực tiễn và hoạt động lí luận hết sức phong phú, sôi nổi trên địa bàn nước Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan, để tiến tới thành lập chính Đảng cách mạng ở Việt Nam.

- Từ năm 1921 đến giữa năm 1923, trong thời gian này, ở Pháp, Người hoạt động tích cực trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, xuất bản báo “Le Paria” nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào các nước thuộc địa. Người viết nhiều bài báo tố cáo chủ nghĩa thực dân bóc lột tàn bạo các dân tộc thuộc địa. Những bài báo ấy là cơ sở để Người hoàn thành biên soạn tác phẩm “Bản án chế độ thực dân pháp” (1925). Tác phẩm này được các nhà nghiên cứu đánh giá là: “... đã thực sự mở ra một giai đoạn mới trong những lý luận về vấn đề dân tộc và thuộc địa” (1).

- Giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc sang Mátxcơva dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và được bầu vào đoàn chủ tịch của Hội. Sau đó Người tiếp tục

tham gia Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V...

- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) tổ chức ra Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (tháng 6-1925), ra báo Thanh niên...

- Từ năm 1925 đến 1927, người mở lớp huấn luyện cán bộ cho những người yêu nước Việt Nam. Tập đề cương bài giảng của Người được xuất bản thành sách với nhan đề “Đường kách mệnh” vào năm 1927.

- Từ năm 1928 đến cuối năm 1929, hoạt động của Người là xây dựng lực lượng cách mạng trong lực lượng Việt kiều yêu nước ở Xiêm. Đầu năm 1930 Hồ Chí Minh đã thống nhất các tổ chức cộng sản thành tổ chức cộng sản duy nhất, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Những tác phẩm, bài viết của Nguyễn Ái Quốc thời kỳ này là sự phát triển và tiếp tục hoàn thiện tư tưởng cách mạng về giải phóng dân tộc. Người nêu ra bản chất của chủ nghĩa thực dân là “ăn cướp” và “giết người”. Vì vậy, chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.

- Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản và là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.

Một phần của tài liệu Luan van chuyen de 115130 79 cau hoi va goi y tra loi ve mon hoc t chuan (Trang 25 - 48)