0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Khái niệm về phân tích kinh tế

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU CẨM NANG LÂM NGHIỆP- CHƯƠNG 24 PDF (Trang 47 -49 )

1. Vai trò phân tích kinh tế trong ngành Lâm nghiệp

1.1. Khái niệm về phân tích kinh tế

- Phân tích kinh tế là khảo sát, nghiên cứu và đánh giá một cách tổng hợp việc sử dụng tất cả các nguồn lực kinh tế và kết quả hoạt động của một liên hiệp (xí nghiệp, lâm trường) nhằm nâng cao hiệu quả của nó. Trong quá trình phân tích kinh tế người ta phát hiện được những yếu tố kinh tế và xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

- Phân tích kinh tế là khâu cần thiết trong hệ thống quản lý xí nghiệp, vì nó là cơ sở để lựa chọn phương án, giải quyết tối ưu trong tất cả các giai đoạn kế hoạch hoá, xây dựng và hoạt động của xí nghiệp.

- Phân tích hoạt động kinh tế phải được tiến hành thường xuyên và phải rút ra được những kết luận, trong đó không chỉ đánh giá hoạt động kinh tế, đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch, mà còn chỉ ra các nguồn dự trữ và vạch ra các biện pháp sử dụng các nguồn dự trữ đó.

- Phân tích hoạt động kinh tế cần phải linh hoạt. Chất lượng của nó phụ thuộc vào sự đầy đủ và tính xác thực của các thông tin kinh tế - xã hội, cũng như phụ thuộc vào việc xử lý khéo léo các thông tin đó. Việc phân tích như trên không chỉ tạo ra khả năng đánh giá một cách kịp thời các kết quả đạt được, mà còn dự đoán được tiến trình hoạt động kinh tế.

- Phân tích là chức năng của quản lý: Một kiểu nhận thức tương đối độc lập về hoạt động quản lý, thực chất của phân tích là nghiên cứu một cách sáng tạo, hệ thống hoá, khái quát hoá và đánh giá những thông tin đa dạng về cơ cấu, tính chất chung và riêng của đối tượng quản lý để hiểu một cách đúng đắn sự phát triển của nó, tìm ra động lực và khả năng thực tế, cũng như những mâu thuẩn, khó khăn cản trở sự phát triển kinh tế.

- Phân tích là bộ phận độc lập, hoặc là bộ phận cấu thành của kế hoạch hoá, của việc tổ chức, kiểm tra, kích thích. Phân tích là yếu tố quan trọng của quản lý có hiệu quả nền sản xuất. Dựa vào những kết quả của việc phân tích về mặt lý luận và phân tích cụ thể, người ta phát hiện ra những chỗ yếu, những dự trữ chưa được sử dụng; vạch ra những biện pháp kinh tế, kỹ thuật, xã hội; luận chứng các quyết định về quản lý, các nhiệm vụ và kế hoạch; đánh giá kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Qua khảo sát đầu tư trồng rừng nguyên liệu công nghiệp trong một số năm, có thể đưa ra một nhận xét tổng quát: đầu tư cho trồng rừng nguyên liệu công nghiệp, nếu không có sự trợ giúp của Chính phủ, hay tài trợ của một tổ chức nào cho trồng rừng thì không thể mang lại lợi nhuận cao đủ bù đắp chi phí sản xuất. Từ đó không có ai tự nguyện tham gia trồng rừng; hoặc có tham gia khi mà ở đó vùng đất không thể canh tác sản phẩm khác có lợi ích kinh tế, lao động nhàn rỗi, kết hợp nhiều yếu tố trong lao động ở những vùng đất xấu, xa xôi, hẻo lánh,.. Đó là chúng ta mới đánh giá về mặt kinh tế đơn thuần (giá trị mang lại); trong lâm nghiệp chúng ta phải suy nghĩ một cách rộng hơn, tổng quát hơn đến môi trường sinh thái, nguồn nước, chống xói mòn, chống cát bay v.v..

Phân tích hoạt động kinh tế ngành là cả một tập hợp nhiều yếu tố về kinh tế, xã hội, môi trường trong một tổng thể chung tác động đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trong đời sống của cả một xã hội thu nhỏ (hoặc mở rộng). Tình hình thực tế trồng rừng công nghiệp trong nhiều năm cho chúng ta thấy: trồng rừng chu kỳ dài, chịu sự tác động của nhiều yếu tố thiên nhiên và con người; muốn trồng rừng thành công phải đầu tư 3 loại chi phí tổng hợp sau:

Chi phí cho trồng, chăm sóc rừng, quản lý, bảo vệ rừng... cho đến khi rừng thành thục công nghệ.

Xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng, nhất là hệ thống đường lâm nghiệp, bãi bến... cơ sở hạ tầng cho dân cư tham gia dự án lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU CẨM NANG LÂM NGHIỆP- CHƯƠNG 24 PDF (Trang 47 -49 )

×