Kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu Tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 24 pdf (Trang 89)

3. Thẩm định về mặt kinh tế các dự án lâm nghiệp

3.2.3. Kinh nghiệm quốc tế

Thông thường trong thẩm định dự án đầu tư, người ta đặt vấn đề hàng đầu là thời gian thu hồi vốn và khả năng hoàn trả vốn nhất là các dự án vốn vay; riêng đối với các nguồn vốn khác thì thường người ta đề cập đến vấn đề hoà vốn. Hoà vốn là thế nào? có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau, nhưng tập trung là: Người chủ doanh nghiệp khi bắt đầu khởi nghiệp ai cũng quan tâm là làm thế nào để doanh nghiệp không bị thua lỗ, phấn đấu có lãi.

Trên cơ sở của chi phí cố định và chi phí biến đổi (còn gọi là chi phí khả biến), cũng như mức giá sản phẩm dự kiến, các nhà doanh nghiệp cần xác định khối lượng sản phẩm cần sản xuất và tiêu thụ để bảo đảm cân bằng thu chi. Cách làm đó gọi là phân tích hoà vốn của doanh nghiệp.

Quá trình phân tích hoà vốn giúp các doanh nghiệp tìm được điểm hoà vốn và có những ứng xử linh hoạt trong định giá sản phẩm.

Điểm hoà vốn của một doanh nghiệp là điểm mà tại đó khối lượng hàng hoá bán ra với mức giá dự kiến đảm bảo cho doanh thu bù đắp được chi phí sản xuất. Tại điểm hoà vốn doanh nghiệp không có lãi, song cũng không bị lỗ vốn.

Tóm lại: Phân tích hoà vốn là tìm ra mức công suất mà ở đó doanh nghiệp có chi phí đúng bằng doanh thu. Phương pháp này được sử dụng để xác định những quyết định ngắn hạn về công suất. Khi phân tích hoà vốn cần phải đánh giá được chi phí cố định, chi phí biến đổi và doanh thu.

Doanh thu = Tổng chi phí. Hay:

Doanh thu = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi. Nếu ký hiệu:

- P là giá bán một sản phẩm dự kiến.

- Q là khối lượng sản phẩm bán ra tại điểm hoà vốn. - F là tổng chi phí cố định.

- B là chi phí biến đổi tính cho một sản phẩm. Ta có công thức sau: Q x P = F + ( Q x B ). Biến đổi ta có: Q ( P – B ) = F.

Suy ra: F

Q = ---

P - B

Đây là một công thức tìm điểm hoà vốn của doanh nghiệp. Nói một cách khác, điểm hoà vốn được xác định bởi một phân số mà tử số là tổng chi phí cố định, mẫu số là giá bán dự kiến của một sản phẩm, sau khi đã khấu trừ đi chi phí biến đổi bình quân cho một đơn vị sản phẩm.

Ta có đồ thị: Chi phí Tổng chi phí Doanh thu (giá a) Doanh thu (giá b)

CPCĐ

b a c

Điểm hoà vốn Khối lượng hàng hoá tiêu thụ

Đây là một sơ đồ mà các nhà kinh doanh rừng công nghiệp cần tham khảo để đi đến quyết định vay vốn trồng rừng, năng suất rừng trồng và giá bán nguyên liệu công nghiệp rừng thế nào để không bị thua lỗ trong kinh doanh lâm nghiệp.

3.3. Quy trình, thủ tục thẩm định dự án lâm nghiệp

a) Lập dự án đầu tư

- Căn cứ chiến lược phát triển ngành, quy hoạch phát tiển lâm nghiệp và quy định của luật Xây dựng, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn các chủ đầu tư về mục tiêu ưu tiên, trình tự xây dựng, nội dung dự án, thời gian thực hiện để các chủ đầu tư xây dựng dự án.

- Chủ đầu tư thuê tư vấn lập dự án.

Nếu là báo cáo đầu tư (dự án lớn, nhóm A) thì sau khi lập xong, chủ đầu tư phải gửi hồ sơ cho cấp chủ quản. Trong vòng 5 ngày làm việc, cấp chủ quản phải gửi xin ý kiến của Bộ, cơ quan ngang Bộ và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để lấy ý kiến. Trong vòng 30 ngày làm việc, cơ quan được hỏi phải có ý kiến trả lời bằng văn bản. Cấp chủ quản tóm tắt nội dung báo cáo đầu tư, tổng hợp ý kiến các Bộ và đề xuất với Thủ tướng chính phủ.

Là dự án đầu tư (Nhóm B, C).

Chủ đầu tư lập dự án gửi hồ sơ cho cấp chủ quản, hồ sơ phải đầy đủ thuyết minh, bản vẽ và ý kiến của địa phương nơi dự án triển khai. Hồ sơ gồm:

Tờ trình (theo mẫu quy định).

Dự án gồm thuyết minh, bản vẽ thiết kế cơ sở và ý kiến thẩm định của Bộ, địa phương liên quan (9 bộ).

Văn bản cho phép của cấp có thẩm quyền, thủ tục đất đai.

b) Thẩm định và phê duyệt.

- Thời gian thẩm định 60 ngày làm việc đối với dự án nhóm A, 30 ngày làm việc đối với dự án nhóm B và 20 ngày làm việc đối với dự án nhóm C. Trong 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, nếu cơ quan chủ quản không có yêu cầu gì đối với chủ đầu tư thì thời gian quy định trên đây được thực hiện. Nếu cơ quan chủ quản có yêu cầu chủ đầu tư bổ sung thì thời gian sẽ được tính lại kể từ ngày hồ sơ đáp ứng.

- Trong thời gian quy định, cơ quan chủ quản có 2 hình thức thẩm định:

Gửi hồ sơ xin ý kiến của cơ quan liên quan để lấy ý kiến và quy định thời gian để họ trả lời bằng văn bản, tổng hợp và trình duyệt.

Một phần của tài liệu Tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 24 pdf (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)