Một số chỉ tiêu cụ thể của chi nhánh phấn đấu đạt năm 2006

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 65 - 67)

Từ định hướng trên, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hà Tây đã để ra một số chỉ tiêu cụ thể tại năm 2006 như sau:

+ Tăng trưởng tổng tài sản bình quân: 14%/ năm + Tăng trưởng huy động vốn bình quân: 14%/ năm

+ Tăng trưởng huy động vốn cuối kỳ: 15 - 18%/ năm: 1 605 tỷ đồng + Tăng trưởng tín dụng bình quân (không gồm TTUT): 20%/ năm

+ Tăng trưởng tín dụng cuối kỳ: 18 - 25%/ năm + Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế: 10 - 15%/ năm

+ Thu dịch vụ ròng chiếm tỷ trọng 30 - 32% lợi nhuận ngân hàng. + Tỉ lệ nợ quá hạn chung < 1%

+ Tổng dư nợ tăng 15 - 17%

+ Nguồn vốn huy động tại chỗ tăng từ 12 - 22% so 2005 + Tổng tài sản tăng 12 - 22% so 2005.

( Trích báo cáo đại hội công nhân viên chức năm 2005)

Để thực hiện đúng định hướng chiến lược và đạt được các chỉ tiêu có tính định hướng cụ thể nói trên, nhất là định hướng đa dạng sản phẩm tín dụng và đạt được chỉ tiêu hạn chế rủi ro tín dụng, xử lý rủi ro tín dụng,…. thì đòi hỏi phải có giải pháp phù hợp và đồng bộ. Các giải pháp và kiến nghị được luận văn trình bày và diễn giải chi tiết ở phần tiếp theo sau đây.

3.2 Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà tây.

Rủi ro tín dụng dù xuất phát từ nguyên nhân khách quan hay chủ quan cũng được thể hiện trên hai mặt đó là những rủi ro có thể xảy ra và những rủi ro đã xảy ra. Những rủi ro có thể xảy ra tuy là những rủi ro tiềm ẩn nhưng trong nhiều trường hợp do có tính lặp lại nên người ta có thể tìm ra được quy luật của nó và từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa hợp lý.

Rủi ro là bạn đồng hành của lợi nhuận. Ngân hàng không thể loại bỏ mọi rủi ro trong quá trình hoạt động. Tuỳ theo loại rủi ro mà ngân hàng chấp nhận ( hạn chế ), giảm thiểu, tránh hay chuyển tiếp chúng. Biện pháp quản lý cụ thể nào là thích hợp sẽ tuỳ thuộc vào loại rủi ro cần kiểm soát.

Các giải pháp không thể áp dụng cho tất cả với mọi khách hàng cũng như mọi rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Mỗi loại khách hàng

chứa đựng một loại rủi ro riêng có, áp dụng một biện pháp cho tất cả mọi khách hàng là một điều không khả thi. Các biện pháp chúng ta đã nghiên cứu ở các phần trên đều có thể áp dụng đối với mọi ngân hàng thương mại. Tuy nhiên các biện pháp em đưa ra sau đây phù hợp với điều kiện thực tế tại chi nhánh NHĐT&PT Hà tây.

Em xin đưa ra một số giải pháp phòng ngừa với mong muốn giúp chi nhánh có thể hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và lĩnh vực cho vay tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w