2. Nội dung
2.7.1. Thực phẩm biến đổi gene và sự ảnh hưởng của nó đến hệ thống
sinh vật trong hệ thống tiêu hóa
Theo như một số nghiên cứu được thực hiện từ khắp nơi trên thế giới, các nhà nghiên cứu đều có chung một kết luận, gene kháng kháng sinh trong thực vật chuyển gene được phân hủy rất nhanh trong đường tiêu hóa của động vật.
Một nghiên cứu tại phòng thí nghiệm vi sinh vật học, thuộc trường Đại học Leed, vương quốc Anh đã cho thấy sự tồn tại của gene kháng kháng sinh trong đường
tiêu hóa của gia cầm, được nuôi bằng thực phẩm biến đổi gene là không lâu hơn so với các gene khác.
Sự lo ngại của người tiêu dùng còn liên quan đến vấn đề các gene được biến đổi có trong thực phẩm sẽ chuyển vào vi sinh vật và tạo nên các chủng vi sinh vật kháng thuốc, điều này gây nguy hại rất lớn đến sức khỏe con người. Dựa trên một số hoài nghi vừa nêu, một số nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu gene beta-lactamase - một trong những gene kháng kháng sinh thường được dùng trong kỹ thuật tạo ra thực vật chuyển gene, nhằm làm cho cây trồng thích nghi với điều kiện sống chịu nhiều tác động có hại của vi sinh vật hơn.
Nhóm nghiên cứu này đã nuôi gà bằng thức ăn là ngô thông thường (không chuyển gene) và ngô chuyển gene, sau đó theo dõi quá trình phân huỷ của gene beta- lactamase trong đường tiêu hoá của chúng. Kết quả cho thấy, trên gene beta- lactamase kiểu dại có mang điểm nhận biết của enzyme PstI, trong khi gene beta- lactamase trên ngô chuyển gene lại không có điểm nhận biết này, nên gene beta- lactamase kiểu dại được phát hiện thấy trên hầu khắp đường tiêu hoá của gà nuôi bằng thức ăn không chuyển gene. Kết quả này cho phép khẳng định rằng các gene có tác dụng kháng kháng sinh tồn tại rất nhiều trong cơ thể động vật. Đối với gà được nuôi bằng thức ăn chuyển gene, thì phát hiện được gene kiểu dại (chứa điểm nhận biết PstI) trong suốt hệ thống tiêu hoá, trong khi đó gene beta-lactamase có nguồn gốc từ thức ăn chuyển gene (không chứa điểm nhận biết PstI) không phát hiện được có tồn tại ở gà, mà lại tồn tại ở đường tiêu hóa của một số động vật khác. Như vậy, sau khi đã được biến đổi, gene beta – lactamase không còn gây hại đối với vi sinh vật trong đường tiêu hóa nữa. Ta thấy, trên cơ thể động vật các gene kháng kháng sinh đã bị phân hủy thì khi con người sử dụng động vật được nuôi bằng thực phẩm biến đổi gene làm thức ăn, thì hệ vi sinh vật tốt cho đường tiêu hóa của con người vẫn được đảm bảo an toàn. Vi vậy, không nguy hại gi đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy đây là một nghiên cứu được thực hiện trên cơ thể động vật nhưng cũng có một ý nghĩa rất lớn đối với vấn đề an toàn trong việc sử dụng thực phẩm.