I. CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI CỦA NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN TRONG NHỮNG NĂM TỚ
2. Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển xuất khẩu thủy sản
2.1. Mục tiêu
-Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản, đưa
kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng nhanh, đạt 1,1 tỷ USD vào năm 2000, 2 tỷ USD vào năm 2005 và 3 tỷ USD vào năm 2010; đưa kinh tế thủy sản phát triển
thành ngành mũi nhọn trong nền kinh tế đát nước, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, cải thiện bộ mặt nông thôn và vùng ven biển, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường sinh thái.
-Gắn chế biến, xuất khẩu thủy sản với nuôi trồng, khai thác, bảo quản
nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, tạo cơ sở vững chắc cho sản xuất và khai thác có hiệu quả tiềm năng thủy sản, nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tăng tích
lũy để tái sản xuất mở rộng, nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững và phát triển thị trường tiêu thụ hàng thủy sản Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ đối với từng lĩnh vực
Về cơ cấu sản lượng khai thác
Trong giai đoạn 1995-2000, giảm sản lượng khai thác hải sản gần bờ 5%
so với năm 1995, trung bình giảm 1%/ năm. Sau đó ổn định sản lượng khai thác
hải sản gần bờ đến năm 2010 (700.000 tấn/ năm).
Tăng sản lượng khai thác hải sản xa bờ 9%/ năm cho cả giai đoạn 1995- 2010, tốc độ tăng gấp hơn 2 lần so với giai đoạn 1985-1995 (4,1%/ năm). Giai đoạn 1995-2000 tốc độ tăng 15,3%/ năm (sản lượng từ 186.000 tấn/ năm lên 300.000 tấn/ năm); giai đoạn 2000-2005 tăng 6,7%/ năm (từ 300.000 tấn/ năm
lên 400.000 tấn/ năm); giai đoạn 2005-2010 tăng 5%/ năm (từ 400.000 tấn/ năm
lên 500.000 tấn/ năm), như vậy sản lượng hải sản xa bờ chiếm 42% trong tổng
sản lượng khai thác hải sản vào năm 2010.
Bảng 8: Chỉ tiêu quy hoạch các lĩnh vực khai thác hải sản đến năm
2010