III ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG EU
tra nguồn lợi và phúc lợi)
phúc lợi)
2.266 2.824 3.176 8.266 0,11
Nguồn: Bộ Thủy sản
Theo bảng số liệu trên đây cho thấy, mức đầu tư vào ngành thủy sản đã
tăng đáng kể trong 3 giai đoạn từ năm 1986 đến 1998: giai đoạn 1(1986-1990), mức đầu tư bình quân năm là 170.640 triệu đồng, giai đoạn 2 (1991-1995) đạt
565.868 triệu đồng và giai đoạn 3 lên tới 1.370.900 triệu đồng, tăng gấp hơn 8
lần so với giai đoạn đầu.
Xem xét cả giai đoạn 1986-1998, thì vốn trong nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm đến 83,56% trong tổng vốn đầu tư (tổng vốn đầu tư cả 3 giai đoạn là 7.795.200 triệu đồng). Tỷ trọng vốn ngân sách đầu tư cho thủy sản cả 3 giai đoạn chỉ được 12,49%, khoảng 974.000 triệu đồng. Vốn tín dụng ưu đãi cũng
chỉ đạt trên 30%, trong đó vốn trung và dài hạn ít, còn phần lớn là vốn ngắn hạn
với lãi suất cao nên không khuyến khích người vay. Rất ít doanh nghiệp vay vốn để đầu tư đổi mới công nghệ; sản phẩm có giá trị gia tăng mới chỉ chiếm 6-7% kim ngạch xuất khẩu.
Bên cạnh nguồn vốn trong nước, chúng ta đã khai thác khá mạnh các
nguồn lực bên ngoài. Với những chính sách thích hợp, từ năm 1991 đến nay
nguồn lực bên ngoài đầu tư cho ngành tăng nhanh. Thời kỳ 1991-1995, nguồn
vốn này đạt bình quân 95.398 triệu đồng/năm, sang thời kỳ 1996-1998 tăng lên
188.614,3 triệu đồng/năm, tăng 97,7%/năm so với bình quân thời kỳ 1991-1995. Với nguồn tài trợ và đầu tư trên, chủ yếu là nguồn ODA, các nước và các tổ chức quốc tế đã tập trung giúp Việt Nam xây dựng quy hoạch phát triển
ngành; nghiên cứu nguồn lợi biển; phát triển cơ sở hạ tầng nghề cá; tăng cường năng lực chế biến thủy sản và nâng cao chất lượng sản phẩm; phát triển nguồn
nhân lực và tăng cường thể chế cho ngành thủy sản. Tuy nhiên, do chưa có quy
hoạch phát triển ngành cụ thể, thiếu số liệu điều tra khảo sát và thiếu các dự án
khả thi, nên nguồn vay từ ODA và FDI mới chỉ đạt khoảng 6,2% và 8%, mặc dù
có không ít các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến tiềm năng thủy sản của Việt Nam. Cho đến nay, chỉ còn khoảng 42 dự án FDI với số vốn hơn 144 triệu USD
và 10 dự án ODA (150 triệu USD) đã được cấp phép còn tiếp tục hoạt động.
Về đầu tư lĩnh vực, trong cả 3 thời kỳ đã có sự đầu tư đáng kể vào lĩnh
vực nuôi trồng, chế biến và khai thác thủy sản. Tuy nhiên, sự đầu tư này còn rất
nhỏ bởi nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, phải có sự huy động vốn nhiều hơn nữa
thì sự đầu tư này mới có hiệu quả cao.
Dự kiến trong thời kỳ 1999-2010, tổng mức đầu tư cho phép phát triển
ngành thủy sản sẽ là 35.590.000 triệu đồng:
-Trong đó:
+ Vốn huy động: 15.610.000 triệu đồng (chiếm 44%).
+ Vốn ngân sách: 4.610.000 triệu đồng (chiếm 13%).
+ Vốn liên doanh với nước ngoài: 3.660.000 triệu đồng (chiếm 10%). Cơ cấu đầu tư giai đoạn 1999-2010 được chia theo lĩnh vực như sau:
- Nuôi trồng thủy sản: 9.580 tỷ đồng, chiếm 27%.
-Khai thác hải sản: 10.200 tỷ đồng, chiếm 28,75%. -Chế biến thủy sản: 9.580 tỷ đồng, chiếm 27%.
-Hạ tầng dịch vụ: 5680 tỷ đồng, chiếm 16%.
-Nghiên cứu khoa học: 300 tỷ đồng, chiếm 0,85%.
-Đào tạo, giáo dục: 88 tỷ đồng, chiếm 0,25%.
-Các lĩnh vực khác: 62 tỷ đồng, chiếm 0,15%.
Qua xem xét, phân tích nguồn vốn đầu tư của ngành thủy sản của các giai đoạn, ta nhận thấy rằng: muốn đạt được các mục tiêu đặt ra và hội nhập với nghề
cá thế giới, sự huy động nguồn lực trong nước là cơ bản, nhưng sự giúp đỡ của
quốc tế là không thể thiếu và rất quan trọng. Trong nguồn lực quốc tế, về chỉ đạo
chúng ta cần khơi thông nguồn FDI, sao cho tỷ trọng này ngày càng cao, giá trị
ngày càng lớn và tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 nguồn FDI và ODA để bổ
sung, hỗ trợ lẫn nhau.