Giao nhận đường hàng không

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh giao nhận vận tải của công ty OEC trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 42)

Giao nhận đường hàng không là hoạt động chủ yếu thứ hai sau giao nhận đường biển tại Công ty OEC. Qua các năm ta cũng thấy số hợp đồng vận tải và trọng lượng vận tải tăng một cách rõ rệt. Thông thường vận chuyển đường hàng không dùng để vận chuyển những mặt hàng quan trọng, và đắt tiền, do vậy số lượng vận chuyển một đơn hàng thường không lớn. Qua bảng trên ta thấy được một hợp đồng trung bình sẽ đảm nhiệm khối lượng vận tải là 2. 1 tấn, điều này là do các khách hàng của OEC hầu hết là các khách hàng tín nhiệm, do vậy thường họ ký hợp đồng một lần cho một vài lô hàng khác đợt nhau.

Bảng 2. 3: Bảng số liệu về giao nhận đường hàng không

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Trọng lượng (tấn) 100 111 120

Số hợp đồng 45 50 63

Tổng giá trị (tỷ vnd) 0. 6 0. 715 0. 85

Nguồn: Phòng kế toán công ty OEC

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Số hợp đồng 80 100 130

Tổng giá trị (Tỷ vnđ) 1. 9 2. 3 2. 924

2.2.1.4. Các dịch vụ khác

Các dịch vụ vận tải khác như vận tải nội địa, vận tải hàng quá cảnh, khách hàng làm SOP, chiếm tỷ trọng không lớn tong khối lượng vận tải của Công ty. Tuy nhiên có chiều hướng gia tăng qua các năm, và điều này cũng đòi hỏi công ty cần ngày càng tăng sự quan tâm đối với các dịch vụ này trong chiến lược phát triển của mình.

Bảng 2. 4: Bảng số liệu về các dịch vụ khác

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm2006 Năm 2007

Số khách hàng làm hàng SOP 20 35 40

Hàng quá cảnh (container) 40 65 89

vận tải nội địa (tấn) 200 350 400

Nguồn: Phòng kế toán công ty OEC 2.2.1.5 Báo cáo kết quả kinh doanh

Doanh thu về cung cấp dịch vụ tăng qua các năm. Trong năm thứ hai 2006, doanh thu tăng khoảng 40% so với năm đầu, đây là một mức tăng khá cao đối với một doanh nghiệp nhỏ mới thành lập như công ty OEC. Trong năm 2007 mức doanh thu tuy cao hơn năm 2006, tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu giảm xuống chỉ còn 17%, so với năm trước là 40%. Điều này chỉ ra những áp lực cạnh tranh mà công ty đang phải đối mặt, khiến doanh thu tăng ở mức độ thấp hơn. Giá vốn hàng bán hàng năm thấp hơn nhiều so với doanh thu, nguyên nhân là do các trong ngành giao nhận vận tải giá trị đầu vào không bao hàm nhiều yếu tố vật chất và đầu tư ban đầu thường nhỏ. Lợi nhuận sau thuế tăng đều qua ba năm kinh doanh, trong khi doanh thu có su hướng tăng với tốc tốc độ chậm lại, điều này được giải thích bởi tốc độ gia tăng của chi phí hàng năm tăng rõ rệt do nhu cầu đầu tư tăng lên. Lãi cơ bản cho một cổ phiếu cao và tăng qua các năm, mức tăng năm 2006 so với năm 2005 đạt khoảng 27% trong khi đó sang năm 2007 mức tăng giá trị một cổ phiếu giảm còn 12%.

Điều này được giải thích bởi sự suy giảm trong mức tăng trưởng lợi nhuận trong khi cổ phiếu mới lại không được phát hành thêm.

Bảng 2. 5: Báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm (2005- 2007) Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 2632668800 3662698400 4198572473 2. Các khoản giảm trừ

3. Doanh thu thuần về cung cấp hàng hoá dịch vụ 2632668800 3662698400 4198572473

4. Giá vốn hàng bán 100600810 200201810 309088000

5. Lợi nhuận gộp về cung cấp hàng hoá, dịch vụ 2532067990 3462496590 3889484473 6. Doanh thu hoạt động tài chính 10000600 200898560 310984080

7. Chi phí tài chính 680008 80075 4 909989

8. Chi phí bán hàng

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 189000920 200000920 220008743 10. Lợi nhuận từ hoạt động kd 2720488908 3462593476 3909549821 11. Thu nhập khác

12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác

14. . Tổng lợi nhuận trước thuế 2720488908 3462593476 3909549821 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 969526173 1094673949 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 761736894

17. Lợi nhuận sau thuế TNN 1958752014 2493067303 2814875871 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 261166. 939 332408. 974 375316. 78

2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty

2.2.2.1. Các chỉ tiêu chung

Doanh lợi doanh thu ROS = Lợi nhuận sau thuế/doanh thu: Số liệu trong bảng 2. 6 cho thấy doanh lợi cung ứng dịch vụ là khá cao, điều này là do chi phí kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận là không lớn do không cần đầu tư nhiều về cơ sở vật chất kỹ thuật và yếu tố đầu vào chủ yếu là con người. Doanh lợi ngày càng bị giảm sút từ năm 2005- 2006- 2007 phản ánh một thực tế là tình hình cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt trong mấy năm trở lại đây, điều này làm cho mức giá chào bán cho khách hàng có su hướng ngày càng giảm để ra tăng khả năng cạnh tranh, điều đó đã làm giá vốn hàng bán trên một hợp đồng giảm theo, điều này làm tốc độ tăng doanh thu giảm qua các năm, trong khi đó chi phí mỗi năm tăng do phải đầu tư thêm cơ sở vật chất và tăng lương cho nhân viên khiến tốc độ tăng lợi nhuận có su hướng giảm, tuy nhiên tốc độ tăng lợi nhuận vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu do vậy gây ra tình trạng doanh lợi có su hưóng giảm nhẹ.

Doanh lợi vốn chủ sở hữu ROE

ROE ngày càng tăng qua các năm do vốn chủ sở hữu tăng ít trong khi lợi nhuận sau thuế tăng đáng kể qua các năm. Nếu như ROE (2005) = 435% một con số khá cao so với một doanh nghiệp hoạt động năm đầu, thì ROE (2006) =480% tăng đáng kể so với năm trước. Đến năm 2007, ROE(2007)=493% là con số khá cao, tuy nhiên mức tăng có giảm đôi chút. LNST cho một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tăng cũng phản ánh rõ rệt hiệu quả kinh doanh ngày càng tốt lên. Trong ngành giao nhận vận tải số vốn bỏ ra thường không lớn, tài sản chủ yếu rất gọn nhẹ và đơn giản, vì chủ yếu đối với một doanh nghiệp giao nhận đơn thuần, dịch vụ cung ứng chủ yếu liên quan đến các nghiệp cụ giấy tờ mà không cần trang bị một cơ sở hạ tầng tốn kém. Trong trường hợp

một công ty giao nhận phát triển thành một công ty logistic thực thụ, thì việc xây dựng hệ thống vật chất như kho bãi, phương tiện chuyên trở lên rất tốn kém.

Tỷ số doanh lợi trên tổng tài sản ROA

Trong trường hợp Công ty OEC nguồn vốn chủ sở hữu luôn bằng tổng nguồn vốn qua các năm và bằng tổng tài sản, do Công ty không huy động vốn vay trên thị trường tài chính. Do vậy ROA = ROE qua các năm. ROA tăng rõ qua các năm cũng phản ánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản ngày càng tốt lên.

Lãi trên một cố phiếu (cổ tức): Cổ tức qua các năm tăng mạnh phản hiệu quả kinh doanh tăng mạnh trong khi đó công ty lại không phát hành thêm cổ phiếu. Đó cũng là một thực tế ở các công ty giao nhận vừa và nhỏ, với sự đầu tư ban đầu không lớn, các chủ doanh nghiệp không muốn có them cổ đông khi làm ăn hiệu quả, nhưng điều này cũng làm các nhân viên giỏi hay rời bỏ công ty ra kinh doanh riêng.

Mức sinh lời:

MSL = (Đv: Lần)

Mức sinh lời phản ánh 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Qua số liệu tính toán được qua các năm ta thấy mức sinh lời của công ty OEC là khá cao và tăng tương đối ổn định qua các năm. Điều này là do chi phí hàng năm bỏ ra là rất nhỏ so với doanh thu và lợi nhuận thu được, do công tác quản lý chi phí rất tốt của OEC. MSL cao cũng là đặc trưng của ngành giao nhận vận tải.

R =

R (2006) = 20, 1% và R (2007 ) = 24%

So với mức trung bình của ngành là 19%, ta thấy rất rõ tình hình kinh doanh của công ty OEC thực sự hiệu quả, trong bối cảnh có sự cạnh tranh ngày càng tăng trong ngành.

Chỉ tiêu lợi nhuận (P)

Bảng 2. 6 chỉ ra rằng lợi nhuận của công ty tăng nhanh qua các năm chứng tỏ hiệu quả kinh doanh không ngừng được cải thiện theo thời gian.

Năng suất lao động (NSLĐ )

Đối với Công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải, năng suất lao động có thể được tính số khách hàng trung bình mà một nhân viên đảm nhận chăm sóc.

NSLĐ =

Bảng 2. 6 chỉ ra qua các năm năng suất lao động tăng rõ rệt. Trung bình hàng năm mỗi nhân viên đảm nhận chăm sóc 5 khách hàng, điều này đảm bảo cho việc chăm sóc khách hàng được chu đáo. Nếu số lượng khách hàng mà một nhân viên phải chăm sóc trong một năm lớn qúa sẽ khó có thể đảm bảo được việc chăm sóc được chu đáo và thường xuyên.

Mức vốn hao phí cho một đơn vị sản phẩm ( Sv )

Hiệu quả sử dụng vốn trong trường hợp doanh nghiệp giao nhận vận tải được tính bằng số vốn hao phí cho một hợp đồng vận chuyển. Chỉ tiêu này càng thấp càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Từ bảng 2. 6 chỉ ra mức hao phí vốn ngày càng giảm. Năm đầu hoạt động, Sv (2005) = 3. 1 tr/hđ, con số này không quá lớn vì giá trị một hợp đồng thường lớn hơn nhiều lần ( trung bình một hợp đồng trị giá 17 triệu Vnđ ). Trong hai năm tiếp theo mức

hao phí vốn ngà càng giảm, Sv (2006) = 1. 99 tr/hđ và giảm tiếp trong năm 2007 chỉ còn Sv (2007) = 1. 96 đã phản ánh rất rõ hiệu quả của việc sử dụng vốn cho mỗi hợp đồng vận tải.

Thời hạn thu hồi vốn đầu tư (Tv)

Thời hạn thu hồi vốn đầu tư trong doanh nghiệp giao nhận vận tải thường rất nhanh do vốn bỏ ra thấp trong khi đó lợi nhuận thu được thường lớn và nhanh. Năm 2005, Tv (2005) = 2. 76 (tháng) đã là con số khá nhỏ thì trong năm tiếp theo con số này còn có xu hướng giảm. Tv (2006) =2. 35 (tháng), và năm 2007 có xu hướng tăng nhẹ nhưng vẫn nhỏ hơn năm đầu

Tv (2007)= 2. 45 (tháng). Trung bình cả ba năm Tv =2. 4 (tháng). Thời hạn thu hồi vốn đầu tư ngắn như trên chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư cao.

Suất hao phí lao động ( Slđ )

Trong doanh nghiệp giao nhận vận tải, suất hao phí lao động được tính bằng lượng lao động sống hao phí cho một hợp đồng vận tải. Bảng 2. 6 chỉ ra Slđ có xu hướng giảm nhanh từ năm 2005 đến năm 2006. Slđ (2005) = 0. 103 (nv/hđ) và Slđ (2006) = 0. 069 (nv/hđ). Điều này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng lao động ngày càng tăng, một nhân viên theo thời gian sẽ ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm, do vậy họ sẽ đảm nhận được nhiều hợp đồng hơn trong cùng một thời gian. Năm 2007 so với năm 2006 suất hao phí lao động chững lại là do sự trưởng thành kỹ năng của nhân viên có xu hướng đã ổn định, không còn có sự trưởng thành nhanh như năm đầu đến năm thứ hai nữa.

Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 ROE (%) 435 480 493 ROA(%) 435 480 493 ROS(%) 74. 4 68 67 MSL (lần) 14. 34 l 17. 04 17. 86 R (%) 20. 1 24 P (vnđ) 1958752014 2493067303 2814875871. 12 NSLĐ (kh/nv) 4. 85 5. 4 7. 25 Lãi/cổ tức(Vnđ) 261166. 939 332408. 974 375316. 78 Sv(tr/hđ) 3. 1 1. 99 1. 96 Slđ (nv/hđ) 0. 103 0. 069 0. 069 Tv (tháng) 2. 76 2. 352 2. 45

Nguồn: Phòng kế toán công ty OEC

2.2.2.2. Nhóm chỉ số đặc trưng của ngành giao nhận vận tảiNăng suất khai thác tuyến ( K ) Năng suất khai thác tuyến ( K )

K đường biển bằng số container vận chuyển mỗi năm. K đường hàng không chính là trọng lượng hàng hóa vận chuyển mỗi năm qua đường hàng không.

Đối với một công ty mới thành lập như công ty OEC thì năng suất khai thác đường biển và đường không tăng nhanh qua các năm là rất có triển vọng và đáng ghi nhận. Năm đầu tiên Kđb = 2000 container là một con số không phải doanh nghiệp mới thành lập nào cũng đạt được, có được kết quả này là do trước khi thành lập thì Giám Đốc công ty đã là người có 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận vận tải nên có sẵn rất nhiều khách hàng quan trọng. Sang năm hoạt động 2006 và năm 2007 năng suất đường biến và đường hàng không đều tăng nhanh. Năng suất khai thác tuyến đường biển tăng trung bình là 27%, và đường hàng không tăng trung bình là 10%. Trong ngành giao

nhận, để chào bán được một khách hàng có khối lượng vận chuyển thường xuyên, và đáng kể không phái là đơn giản, đối tượng khách hàng của công ty OEC chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có những doanh nghiệp một năm chỉ vận chuyển vài container, cũng có những doanh nghiệp vận chuyển đến hàng chục container hàng tháng, nhưng nhìn chung thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khối lượng vận chuyển không lớn. Số liệu bảng 2.7 cho thấy lượng khách hàng của công ty là khá lớn với có thể đảm bảo năng suất khai thác tuyến lớn và tăng nhanh như vậy.

Tỷ lệ tăng trưởng khách hàng ( M )

Trung bình mỗi khách hàng của công ty OEC một năm ký 2 hợp đồng vận chuyển. Vậy số khách hàng một năm = tổng số hợp đồng /2.

Khách hàng của công ty tăng cao trong năm 2006, tỷ lệ tăng này có giảm năm 2007, nhưng vẫn là con số tăng khá cao so với trung bình ngành là 20%. Điều này chỉ ra rất rõ hiệu quả của đội ngũ nhân viên bán hàng trong việc tìm kiếm khách hàng và năng lực đàm phán ký kết hợp đồng. Trong thực tế để có được một hợp đồng trong bối cảnh cạnh tranh ngày cang gay gắt như ngày nay, mỗi nhân viên bán hàng phải lỗ lực rất lớn từ khâu lập mối quan hệ đến ký kết hợp đồng. Với đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp và các chính sách khách hàng tốt OEC đã gặt hái được những thành tích đáng kể trên.

Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

M (%) 34 27. 2

Kđb(Container 2000 2510 3200

Kđhk (tấn) 100 110 120

Nguồn: Phòng kế toán Công ty OEC

2.2.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty OEC đang áp dụng đang áp dụng

Các biện pháp nhằm tăng doanh thu

Để tăng doanh thu công ty OEC đã đồng loạt áp dụng các biện pháp về quản lý, công nghệ, thị trường, chính sách nhân sự như sau:

 Biện pháp về quản lý: Phân quyền quyết định một số vấn đề không mang tính chiến lược của giám đốc cho các phòng ban cấp dưới nhằm mục đích giảm tải cho giám đốc và tăng tính linh hoạt cho công ty.

 Công ty đã không ngừng tăng cường áp dụng công nghệ thông tin và hệ thống thương mại điện tử vào tất cả các hoạt động của công ty, đặc biệt sử dụng công cụ thông tin vào việc quảng bá hình ảnh của công ty trên mạng internet.

 Tiếp tục mở rộng thị trường trên khắp các thị trường cả nước.

 Thiết lập và mở rộng hệ thống đại lý hiện tại của công ty ra các nước.

 Đối với tình trạng nhân viên lưu chuyển cao và thiếu gắn bó lâu dài Công ty đã đưa ra các chính sách về lương, thưởng, khuyến khích nhân tài và thực hiện việc phân quyền quản lý mạnh mẽ.

 Làm tốt quan hệ với hải quan và các hãng tàu để nhận được giá tốt và làm nhanh quá trình giao nhận.

 Xây dựng các chính sách chăm sóc khách hàng tốt hơn nhằm thu hút thêm khách hàng mới đồng thời không để mất khách hàng cũ và tạo được danh tiếng lâu dài trên thị trường. Các biện pháp đó là: chủ động liên lạc với khách hàng trong việc giải quyết mọi vướng mắc của khách hàng, chủ động thông báo các điều cần thiết về lô hàng mà không cần khách hàng phải đòi hỏi, trong việc làm thủ tục hải quan, Công ty đã giúp khách hàng thông quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh giao nhận vận tải của công ty OEC trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w