Các dạng tin cậy

Một phần của tài liệu Bảo mật tính riêng tư của dữ liệu trong mạng ngang hàng P2P (Trang 47 - 48)

Thông thường có 2 dạng tin cậy: tin cậy vào hành động của một người hoặc tin cậy vào sự giới thiệu của mộtngười.

3.1.2.1. Tin cậy dựa vào hành động

Dạngđầu tiên của sự tin cậy phản ánh định nghĩa cơ bản của tin cậy: tin cậy vào một hành vi của người khác. Ví dụ, chúng ta tin cậy các bác sỹ phẫu thuật về các hành động khám sức khỏe cho chúng ta hay tin cậy vào các hành động mà các kỹ sư cơ khí sẽ bảo trì xe cho chúng ta. Một lưu ý quan trọng ở đây là sự tin cậy dựa vào hành động là luôn xác

định đối với một hành động cụ thể. Ví dụ, chúng ta không tin cậy vào hành động bác sỹ sửa xe, hay chúng ta không tin cậy vào hành động giải phẩu của các kỹ sư cơ khí.

3.1.2.2. Tin cậy dựa vào sự giới thiệu

Dạng thứ 2 của sự tin cậy sẽ đưa vào sự đánh giá mối quan hệ giữa các cá thể trong xã hội: tin cậy vào sự giới thiệu. Một người có thể tin cậy hành động của người khác, nhưng không phải tin cậy hoàn toàn vào lời giới thiệu đó. Ví dụ, chúng ta có thể tin cậy vào một bác sỹ nếu đó đúng là một bác sỹ giỏi. Tuy nhiên nếu bác sỹ giới thiệu cho chúng ta gặp một bác sỹ khác mà chúng ta chưa bao giờ biết đến thì chúng ta không thể tin cậy vào sự giới thiệu của bác sỹ. Dạng tin cậy này có thể chia thành 2 dạng nhỏ hơn: tin cậy vào sự giới thiệu của một người và tin cậy vào sự giới thiệu của một người mà họ được giới thiệu bởi một người đại diện.

Lưu ý: mặc dù tồn tại các dạng tin cậy khác nhau, trong các hệ thống máy tính phổ biến, để duy trì sự đơn giản chúng ta không nên phân biệt chúng. Nói chung, nếu một cá thể tin vào một cá thể khác, nó cũng tin rằng lời khuyên của cá thể đó là tốt cũng như lời khuyến nghị của các cá thể khác, đó là sự giới thiệu bởi cá thể này. Nói một cách khác, một giá trị duy nhất có thể được dùng để đại diện cho tất cả các dạng tin cậy trong các hệ thống máy tính.

Một phần của tài liệu Bảo mật tính riêng tư của dữ liệu trong mạng ngang hàng P2P (Trang 47 - 48)