Nghệ thuật thể hiện ngôn ngữ và hành động

Một phần của tài liệu Vẻ đẹp của nhân vật nữ trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 58)

4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu

3.2.Nghệ thuật thể hiện ngôn ngữ và hành động

Ngôn Ngữ là một trong những yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con ngời, nó không chỉ là công cụ giao tiếp, mà còn là phơng tiện để từ đó bộc lộ t tởng, tình cảm ... Nó là một căn cứ quan trọng để biểu đạt phẩm chất và tính cách của mỗi con ngời, đóng vai trò quan trọng trong quá trình cá biệt nhân vật.

Bên cạnh đó tác phẩm muốn thành công không thể thiếu hành động nhân vật. Đó là những việc làm, hành vi, thái độ, là cách ứng xử của nhân vật trớc những tình huống, sự kiện của cuộc sống. Là yếu tố cần thiết để bộc lộ tính cách và là yếu tố thúc đẩy sự diễn biến của cốt truyện trong tác phẩm.

Bớc vào trong văn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta bắt gặp những con ngời nh chính ngoài cuộc đời từ lời ăn tiếng nói, từ cử chỉ, hành động đều hết sức gần gũi. Không cố ý dụng công trau chuốt ngôn ngữ của nhân vật. Trái lại Nguyễn Huy Thiệp bê nguyên xi cuộc đời bên ngoài vào trang văn.

Với ngôn ngữ bình thờng, mộc mạc nhng chứa đựng triết lý sâu sắc. Cô giáo Thục (Những ngời thợ xẻ) nói lên quan niệm của mình. "Nghĩa tình lại

chuốc nghĩa tình, vô sự với tạo hoá, trung thực đến đáy, dù sống giữa bùn chửng sợ không xứng là ngời". Trớc lời nói của Thục, một tên cứng đầu cứng cổ

nh Bờng cũng phải cúi đầu thán phục. Điều đó nhà văn muốn khẳng định bản tính phụ nữ nh chứa đựng mầm thiện, cái chân lý cuộc sống.

Tình thơng ngời, sự rung động đầy nữ tính và cũng rất mạnh mẽ thể hiện ở chi tiết chặt ngón chân thối cho Ngọc. Lúc đầu thấy cảnh chặt ngón chân, chị khiếp quá ôm mặt không giám nhìn. Nhng khi thấy Bờng coi thờng mạng sống của Ngọc thì chị giành lấy công việc khủng khiếp ấy. Vì tình thơng yêu đồng loại chị đã vợt lên nỗi sợ hãi. Đó là một hành động, một nghĩa cử cao đẹp.

Không dừng lại ở đó Thục còn nấu cháo bồi dỡng cho Ngọc, hay cu mạng họ trong lúc cha có việc làm .... Tất thảy đó là những hành động tuy không nặng nhọc, không khó khăn nhng nó chứa đựng cả khối tình ngời, tình đời rất mực thánh thiện. Nhà văn muốn đề cao bản chất của tạo hoá, bản chất tự nhiên là

thiện tính vững bền trong tâm linh con ngời.

Mỗi nhân vật đợc gắn với một tình huống, một cảnh ngộ, và một ngôn ngữ nhất định phù hợp với nó. Qua ngôn ngữ và hành động của nhân vật ta có thể nhận ra một hiện thực đang diễn ra trớc mắt chúng ta đầy biến hoá đa thanh. Vì thế ta không chỉ tiếp xúc đơn thuần với trang sách nữa mà nh đang đứng trớc một thực tế hiện tại quanh ta.

Một cái nhìn trìu mến, giọng nói ấm áp nhẹ nhàng Thắm đã từ từ giải thích sự vất vả của ngời dân đánh cá cũng nh sự vô tâm của họ đối với đồng loại cho em bé hiểu. Đừng tránh họ thế, họ đói và ngu muội lắm. Hay chuyện con trâu đen là có thực nhng nhìn thấy nó phải là ngời tốt… Với hành động cứu ngời chết đuối của Thắm đã đi ngợc lại với luật lệ dân làm ăn trên sông nớc. Dẫu biết vậy nhng vì tình yêu thơng đồng loại chị vợt qua tất cả. Sống giữa bao kẻ bỏ quên tình nghĩa để tranh giành nguồn sống vậy mà ở chị vẫn không hề bị ảnh hởng bởi những ngời xung quanh. Đó là lòng tốt là vẻ đẹp thánh thiện trong tâm hồn Thắm không gì làm mai một đợc. Có những nhân vật chỉ xuất hiện qua một số cử chỉ, hành động nhng đủ để cho ngời đọc trăn trở mãi không thôi. Đó là chị Thắm, chị Ngữ, chị Thục… Bên cạnh đó có những câu nói làm cho chúng ta tin yêu cuộc đời hơn Sinh ( Không có vua ). Sống trong gia đình nhà chồng mà hầu hết các thành viên đều bị bệnh hoạn về tâm hồn. Điều đáng ngợi ca hơn, Sinh không hề than vãn gì mà còn dịu dàng tâm sự: Khổ chứ, nhục lắm. Vừa đau đớn, vừa chua xót. Nhng tội lắm, thơng lắm, Hoàng Ngọc Hiến gọi đó là "Siêu

thăng" của tâm hồn. Dù cuộc đời cực nhọc nhng vẫn còn tình thơng yêu. Sự

xuất hiện của Sinh trong gia đình nhà chồng giống nh luồng gió mát thổi qua, làm xoa dịu tâm hồn độc giả trong bầu không khí oi nồng. Bằng giọng kể tâm tình, tác giả đa ngời đọc vào những trang văn thấm đẫm tình ngời.

Không hiểu sao trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hầu hết nhân vật nữ đều tốt và có tấm lòng vị tha cao cả. Không chỉ có ngời lớn, ngời từng trải mới có tấm lòng thơng yêu cứu giúp đồng loại mà ngay cả những tâm hồn còn non trẻ nh Thu (Tâm hồn mẹ) cũng thế. Mới tí tuổi đầu đã biết sẻ chia nỗi bất hạnh của bạn bè. Hành động cứu Đăng thoát khỏi bánh xe lửa là hành động bản năng của Thu hay sự bột phát của tâm hồn mẹ. Qua đó chúng ta thấy tác giả muốn nói rằng lòng tốt của ngời phụ nữ là bản chất, là thiện căn chắc chắn và nhân tính vững bền. Không chỉ là ngời đã trải qua bao dâu bể cuộc đời mà ngay cả đứa trẻ thơ đã mang trong mình vẻ đẹp tự nhiên ấy.

Trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, ngôn ngữ phổ biến nhất là ngắn gọn, nh đợc tớc bớt sự miêu tả nhng vẫn chứa đựng thông tin cần thiết.

Đọc truyện ngắn của anh nhiều lúc ta thấy hoảng sợ trớc các hỗn loạn, cái xô bồ của nhân thế. Nhiều giá trị truyền thống bị xói mòn, bị coi thờng và những giá trị chuẩn mực cha đợc xác định. Những mỗi lần bắt gặp cử chỉ hành động, ngôn ngữ của nhân vật nữ, lòng ngời đọc nh đợc dịu lại.

Trớc sự chọc ghẹo sàm sở của chàng trai trẻ tuổi đi nhờ đò, Xuân Hơng hết sức bình tĩnh và nhẹ nhàng phản ứng lại làm cho anh xấu hổ và cuống quýt xin lỗi. Ngời thiếu phụ dịu dàng nói với anh: Thôi đi, đàn ông các anh ai mà

chẳng thế. Trớc ngôn ngữ của chị, chàng trai thấy cổ mình đắng ngắt một nỗi tê

tái lan truyền ở toàn cơ thể. Văn của Nguyễn Huy Thiệp cũng nh ngôn ngữ của Hồ Xuân Hơng nhẹ nhàng nhng thấm thía sâu xa.Trải qua bao dâu bể cuộc đời, chị không buồn lòng khi bị chọc ghẹo mà ý thức đợc rằng "Làm hoa cho ngời

ta hái, làm gái cho ngời ta trêu" trớc những lời nói thấm đẫm tình ngời với sự

lịch lãm của chị đã khiến cho chàng trai từ thế chủ động sang thế bị động và nhận ra lỗi lầm của mình. Phải chăng ở chị toát lên vẻ đẹp của trí tuệ siêu phàm, dù trong hoàn cảnh nào vẫn điềm đạm, xử lý một cách thấu tình đạt lý.

Nh vậy chúng ta thấy Nguyễn Huy Thiệp thờng sử dụng ngôn ngữ đời th- ờng gần gũi với chúng ta trong cuộc sống. Đó là lời ăn tiếng nói hàng ngày không cầu kỳ, trau chuốt nhng cũng không kém phần sắc sảo. Điều này thể hiện

ở cách xây dựng nhân vật, ở giọng kể và tả của nhà văn. Ngôn ngữ vừa dung dị vừa trí tuệ sâu sắc, mỗi nhân vật nhà văn chú ý tạo dựng một hệ thống ngôn ngữ riêng, độc đáo phù hợp với cá tính của họ, cảnh ngộ nào, ngôn ngữ ấy. Cùng với ngôn ngữ là cử chỉ, hành động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Vì thế văn của Nguyễn Huy Thiệp gây ấn tợng cho đông đảo bạn đọc.

3.3. Nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm nhân vật

Dòng nội tâm trôi chảy đầy phức tạp trong tâm hồn sâu kín của nhân vật đã trở thành sức cuốn hút trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Nhà văn dờng nh có sự đồng cảm, thấu hiểu về những tâm t, suy nghĩ của ngời phụ nữ. Không hề run tay trớc một thực tế đầy sôi động anh vẫn tiếp tục viết. Điều quan trọng và khá mới mẻ là anh không hề né tránh những điều mà xa nay văn chơng cha đề cập đến hoặc còn e dè, thận trọng thậm chí kiêng kỵ. Giờ đây dới ngòi bút của anh, những điều thầm kín trong tâm hồn của họ có điều kiện bộc lộ.

Đó là Bà Lâm - một bà cụ 80 tuổi còn nói tục: Các cụ toàn chim to ...,

đàn ông nó chẳng thơng mình đâu, rợu thì nó ngồi mâm trên ngủ thì nó đè lên mình ... Những câu nói ấy thể hiện những ấm ức, bức bối của con ngời không

thoả mãn thực tại.

Không chỉ ngời già mới bất mãn, mà ngay cả những con ngời đang tuổi xuân xanh cũng cảm thấy cuộc đời vô cùng bế tắc, tẻ nhạt. Đó là chị Hiên (Những bài học ở nông thôn) tâm sự: Hồi cha lấy chồng vui vui là, còn hiện tại thật ngao ngán. Tôi nằm một mình ở ruộng ngô, giữa tổ kiến vàng. Tôi tởng

kiến đốt thì nhất định chết. Thế mà không chết.

Ngòi bút sâu sắc của Nguyễn Huy Thiệp đã luồn lách vào tận mọi ngõ ngách, xó xỉnh khuất nhất để diễn tả tâm trạng của ngời vợ trẻ xa chồng. Còn gì buồn tẻ hơn khi một ngời con gái đang tuổi khát khao yêu đơng lại xa chồng biền biệt. Để rồi có lúc Hiên bột phát hỏi một cách bâng quơ nhng sao não nùng đến thế. Sao đàn bà phải lấy chồng? nh tôi đây chồng đi xa, lấy chồng cũng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

không đánh bóng ngôn ngữ nhân vật mà anh cứ thản nhiên để cho họ bộc lộ nỗi niềm kín đáo của mình.

Chiều sâu tâm lý nhân vật luôn làm nên sức lay động trong tâm hồn độc giả. Tác giả đau đáu hết mình sống với nội tâm nhân vật. Ngòi bút của anh len lỏi vào mọi góc khuất, mọi khiá cạnh trong tâm hồn ngời phụ nữ để nói lên những suy t, day dứt của họ trớc vấn đề nhân sinh thế sự.

Sinh (Không có Vua) là ngời con dâu, chị dâu rất mẫu mực. Từ đầu đến cuối tác phẩm ta thấy Sinh không kêu ca hay phàn nàn gì. Mặc dù sống trong địa ngục nhà chồng nhng ở cô vẫn giàu tình yêu thơng. Đằng sau sự im lặng cũng là cả một thế giới nội tâm phong phú. Sinh thủ thỉ, khổ chứ, nhục lắm. Vừa đau đớn, vừa chua xót. Nhng cuối cùng thì vẫn "thơng lắm". Điều đó chứng tỏ sự giằng xé trong tâm hồn Sinh rất lớn. Nhng Sinh không thể bứt phá ra để tìm hạnh phúc cho riêng mình bởi lẽ tình yêu thơng con ngời trong chị quá đỗi lớn lao.

Về với Thơng nhớ đồng quê ta bắt gặp cô gái mắt lúc nào cũng ngẩn ngơ thất thần nhìn về dãy núi xa phía vòng cung Đồng Sơn. Đôi mắt ấy nh ẩn chứa bao điều day dứt trớc thực tại. Cuộc đời mà chị đang sống, đang chiêm nghiệm bằng đôi mắt thất thần của ngời con gái. Phía trong đôi mắt ấy chứa đựng bao nỗi niềm trớc cảnh đời trái ngang. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn vì thế nó là nơi bày tỏ niềm vui hay nỗi buồn của con ngời nhất là ngời phụ nữ. Hình ảnh chị Ngữ hiện lên với đôi mắt không phải tinh nhanh, lanh lợi mà là "thất thần". Có lẽ trong tâm hồn chị còn chứa nhiều ấm ức cha thốt nên lời trớc bài toán cuộc đời. Bao tâm t, tình cảm của chị dồn vào đôi mắt ấy. Hầu hết nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp sống trong không gian hẹp. Suốt cuộc đời chỉ biết chôn chặt ớc mơ của mình nơi chôn rau cắt rốn, với tầm nhìn không vợt khỏi luỹ tre làng. Mỗi nhân vật đợc tác giả thể hiện theo một cách riêng, một cuộc sống riêng mà ở đấy chứa đựng đời sống nội tâm phong phú, nhiều nỗi niềm trắc ẩn trong vẻ bề ngoài bình lặng ấy.

3.4. Nghệ thuật thể hiện số phận nhân vật

Nh chúng tôi đã trình bày, nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp rất phong phú, mỗi nhân vật có một tính cách, một hoàn cảnh, một tình huống riêng tạo nên nét cá biệt trong mỗi nhân vật. Vì thế số phận của họ cũng rất đa dạng, không thể nhầm lẫn giữa nhân vật này với nhân vật khác. Cuộc đời chị Hiên, chị Ngữ, bà Lâm ... vẫn sống trong hoàn cảnh nghèo khó, bao ớc mơ chôn chặt trên mảnh ruộng. Cuộc sống không lấy gì làm khá giả, mọi khat khao cha đợc thực hiện. Chị Hiên rồi cũng phải sống lẻ loi, buồn tẻ trong nhớ nhung chờ đợi.

Khác với chị Hiên, chị Ngữ, Pùa (Trái tim hổ), lại có kết cục khác. Pùa xinh đẹp nh thế nhng bị liệt hai chân. Khi chàng Khó bắn chết con hổ thì cũng là lúc số phận của Pùa đến ngày hạ thế. Cái chết của Pùa đợc tác giả đặt bên cạnh cái chết của chàng Khó. Điều đó làm cho độc giả rất hài lòng cho số phận không may mắn của Pùa.

Cùng xuất thân ở bản Hua Tát nhng Sinh (Nàng Sinh) hoàn toàn khác. Trải qua bao khó nhọc, bao tủi hờn sống trong sự lãng quên cuả dân bản nhng vẫn chăm chút làm ăn. Tuổi thơ không đợc chăm ẵm trong vòng tay ngời mẹ và hơi ấm của ngời cha. Từ nhỏ đã phải tự lo cuộc sống côi cút của mình. Điều đáng tự hào là Sinh đã vợt lên chính bản thân mình, để vơn lên trong mọi hoàn cảnh. Qua bao dâu bể cuộc đời bàn tay nhỏ bé của nàng trở nên chai sạn, ngón không ra ngón. Từng ấy thôi đủ để cho ta thấy con ngời lao động vất vả, cần cù siêng năng mà hơn hết là tình yêu cuộc sống. Dờng nh Sinh là nơi ấp ủ, nơi gửi gắm niềm tin và giải thích chân lý" ở hiền gặp lành" của nhà văn. Từ một cô

gái nghèo thô kệch, dị dạng biến thành một ngời xinh đẹp, đó là kiểu kết thúc có hậu mà nhân dân thờng mong muốn.

Hay số phận của nàng Bua lại cho chúng ta một cảm nhận khác về cuộc đời. May mắn và hạnh phúc đến với nàng thật bất ngờ. Lần đầu tiên trong đời chị lấy chồng, có con với ngời chồng danh chính ngôn thuận thì nàng lại ra đi trong lúc sinh nở. Lần đầu tiên cảm nhận chút hạnh phúc thực sự thì cũng là lúc chị lìa bỏ cuộc đời.

Lần theo ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp chúng ta bắt gặp những mảnh đời, những số phận gặp nhiều ngang trái bất công. Đó là chị Thắm hiền lành nhân hậu nhng kết cục cuộc đời thật bi đát. Là ngời phụ nữ nhân ái, chan hoà, sống giữa bao tối tăm, tàn bạo của cuộc đời, chị luôn dang rộng vòng tay để cứu giúp họ. Chị đã cứu với biết bao sinh mạng ở khúc sông này. Để cuối cùng chính chị lại chết đuối không một ai ra tay cứu giúp. Chúng ta cảm thơng cho số phận mong manh của ngời con gái giàu lòng nhân ái, vị tha cao cả. Đằng sau cảm giác tái tê là một nỗi đau nhân tình thế thái, một nỗi đau lặng lẽ nhng thấm đẫm lòng ngời. Qua cái chết của chị Thắm, Nguyễn Huy Thiệp muốn ca ngợi, đề cao vẻ đẹp tâm hồn của ngời phụ nữ. Những tâm hồn thấu hiểu cuộc đời nh chị Thắm dù có chết đi linh hồn họ vẫn sống mãi với tâm thức ngời đọc và trờng tồn với thời gian. Cái chết ấy càng tôn thêm vẻ đẹp của tấm lòng bao dung rộng lớn nh Thắm nói riêng và ngời phụ nữ Việt Nam nói chung. Hay đó còn là số phận của Sinh(Không có Vua) là ngời hết mực nhu mì, nết na nhng lấy chồng rồi chuốc lấy số phận hẩm hiu, làm dâu trong kiếp đoạ đày. Suốt đời chị chôn chặt với tình thơng, với trách nhiệm trong gia đình nhà chồng. Để rồi có lúc chị nói lên cảm nhận của mình. Khổ chứ. Nhục lắm. Vừa đau đớn vừa chua xót nh- ng thơng lắm. Nghĩa là dù cuộc sống vô vàn cơ cực nhng con ngời vẫn còn tình

Một phần của tài liệu Vẻ đẹp của nhân vật nữ trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 58)