I.ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI - XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG " pptx (Trang 66 - 70)

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY

I.ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

1.Định hướng về thị trường

Duy trì và mở rộng thị trường trong thời gian tới đây là một nhiệm vụ không dễ dàng đối với Công ty. Để thực hiện được mục tiêu đặt ra trong kế hoạch là củng cố những thị trường xuất khẩu truyền thống, giữ chân khách hàng quen thuôc, thâm nhập thêm các thị trường mới, còn đang ở dạng tiềm năng.

Các thị trường truyền thống như EU và Bắc Mỹ cần có định hướng cụ thể trong thời gian tới, soát xét lại hệ thống mắt xích nối liền với khách hàng này. Thực hiện đồng loạt các hệ thống chiến lược nhằm giữ vững và phát triển nguồn hàng xuất khẩu

Đối với những thị trường tiềm năng, Công ty cần có chính sách cụ thể như:

Phát huy những kinh nghiệm về xuất khẩu, tăng lượng hàng xuất khẩu bằng cách liên doanh, liên kết qua hình thức gửi hàng hoặc qua thương hiệu của nhà cung cấp

Mở các văn phòng đại diện, các Showrow ở nước ngoài nhằm mục tiêu hỗ trợ cho công tác xuất khẩu

Củng cố lại hệ thống các cửa hàng bán lẻ trong nước, tiếp cận thị trường nước ngoài qua hình thức liên doanh, liên kết giữa nhà cung cấp của Việt Nam với nước ngoài.

2.Định hướng về sản phẩm

Sản phẩm của Công ty cần được duy trì những mẫu mã đang được khách hàng ưa chuộng, phù hợp với từng lứa tuổi, đặc biệt là phù hợp với sở thích và

lối sống của từng đối tượng khách hàng. Cơ cấu mặt hàng cần được đa dạng hoá hơn nữa về kiểu dáng, mẫu mã và chất lượng, đồng thời nguồn nguyên liệu cũng phải phù hợp hơn với kiểu dáng sản phẩm

Nghiên cứu thị trường để nhận biết nhu cầu sản phẩm là một khâu quan trọng không thể thiếu trong. Thông tin về sở thích của khách hàng, thu nhập, thói quen và phong cách sống có quan hệ đến sự lựa chọn sản phẩm của họ. Ví dụ như giới trẻ thì thích những sản phẩm mang phong cách sống trẻ trung, năng động, đó thường là những món quà tặng có ý nghĩa, giúp con người có đủ nghị lực và niềm tin vào cuộc sống hay biểu tượng của tình yêu và lòng dũng cảm. Nắm bắt được tâm lý này của giới trẻ, Công ty cần đưa ra những sản phẩm làm biểu tượng cho những món quà tặng.

Chất lượng hàng, uy tín, truyền thống của Công ty cần được củng cố và nâng cao dần hơn nữa, bằng nhiều hình thức khác nhau để xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình

Hoàn thiện dần cơ sở vật chất kỹ thuật, khả năng đổi mới công nghệ để có thể đáp ứng được chất lượng và mẫu mã của sản phẩm, để sản phẩm của Công ty có sự phù hợp nhất định về chất lượng và giá cả

3.Định hướng về nguồn nhân lực

Con người là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và đóng vai trò sáng tạo, lao động là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất -kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm và thực hiện các mục tiêu khác cần có định hướng về nguồn nhân lực.

Đây là một trong những khâu rất quan trọng trong chiến lược phát triển của Công ty trong giai đoạn hiện nay. Nhân tố con người mục tiêu và cũng là động lực của mọi sự phát triển. Để đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay, việc đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên có nghiệp vụ chuyên môn giỏi luôn là nhiệm vụ trung tâm trong công tác đào tạo và tuyển dụng của Công ty. Trong năm 2003 Công ty đã cử 129 cán

bộ đi học các lớp về luật Hải quan mới, tập huấn về cách thức xây dựng một hệ thống kênh phân phối mới, cử nhiều đợt cán bộ tham gia các lớp học ngắn hạn về quản lý kinh tế, về chiến lược kinh doanh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Các hội thảo nâng cao nhận thức về sự thay đổi của môi trường kinh doanh xuất khẩu luôn được Công ty chú trọng.

Về lao động trực tiếp tại phân xưởng, năm 2003 vừa qua, Công ty đã tổ chức 3 lần các lớp học việc ngắn hạn cho công nhân mới vào nghề, với phương châm vừa học vừa làm, nhiều công nhân đặc biệt là số công nhân có khó khăn về tài chính có thể tự trang trải chi tiêu cho mình. Qua đó, Công ty có thể tuyển chọn được số lượng lao động thủ công có kỹ thuật tốt để có kế hoạch bồi dưỡng nhân lực phù hợp

4.Định hướng về nguồn nguyên liệu

Bảo đảm được nguồn nguyên liệu trong suốt quá trình sản xuất không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Nguồn nguyên liệu cần được dự trữ để có thể cung cấp thường xuyên, không làm gián đoạn quá trình sản xuất. Công tác mua sắm và dự trữ nguyên liệu là điều kiện tiền đề nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất hiệu quả

Công ty cần thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

Tính toán và xác định chính xác số lượng, chất lượng mỗi loại nguyên vật liệu cần có trong kỳ sản xuất

Xây dựng phương án và quyết định phương án mua sắm, bố trí kho tàng, đường vận chuyển và kết hợp đường vận chuyển tối ưu.

Xác định và lựa chọn bạn hàng, tổ chức nghiệp vụ đặt hàng, lựa chọn phương thức giao nhận, kiểm kê, thanh toán.

Tổ chức vận chuyển hàng hoá bao gồm việc lựa chọn và quyết định tự vận chuyển hay thuê ngoài, quyết định lựa chọn phương án vận chuyển

Bố trí và tổ chức kho tàng hợp lý, quản trị và cấp phát kịp thời theo yêu cầu sản phẩm.

Công ty cần tìm kiếm và lựa chọn người cung cấp, làm sao cho nguồn nguyên liệu có thể giảm chi phí tới mức tối thiểu nhỏ nhất mà vẫn bảo đảm được chất lượng phù hợp với sản phẩm. Công ty thường xuyên tìm kiếm những nhà cung cấp mới để có thể chọn được nhà cung cấp với giá cả rẻ, đem lại chi phí kinh doanh thấp nhất. Bên cạnh đó, với những nhà cung cấp truyền thống, Công ty tiến hành marketing với họ nhằm tạo độ tin cậy cao giữa mình với họ.

5.Định hướng về tài chính

Tài chính của doanh nghiệp là hoạt động gắn với các dòng luân chuyển tiền tệ phát sinh trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Định hướng các hoạt động tài chính là việc tổng hợp và tạo ra các nguồn vốn tiền tệ cần thiết đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành liên tục với hiệu quả kinh tế cao. Định hướng các hoạt động tài chính để đảm bảo huy động đầy đủ vốn tiền tệ cần thiết, đảm bảo các quyết định đầu tư đúng lúc, đúng chỗ và có hiệu quả.

Trong thời gian tới, doanh nghiệp cần đa dạng hoá các nguồn cung ứng vốn, bao gồm cả nguồn tự cung ứng và cung ứng từ bên ngoài. Nguồn tự cung ứng có phương thức khấu hao tài sản cố định thì doanh nghiệp thường xuyên tổ chức khấu hao theo từng quý, năm bên cạnh đó doanh nghiệp phải tự tích luỹ cho mình bằng. Đây là nguồn cung ứng tài chính quan trọng của doanh nghiệp vì doanh nghiệp có thể hoàn toàn chủ động, không phụ thuộc vào phía các nhà cung ứng, tăng tiềm lực tài chính và giảm tỷ lệ nợ trên vốn. Ngoài nguồn tự cung ứng, doanh nghiệp phải cung ứng vốn từ ngân sách Nhà nước. Là một Công ty trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, nên Công ty Thương Mại- Xây Dựng Bạch Đằng được nhận lượng vốn từ ngân sách để trợ giúp cho công tác xuất khẩu. Tuy nhiên càng ngày, nguồn cung ứng này càng bị thu hẹp cả quy mô và phạm vi được cấp vốn vì là doanh nghiệp tự hạch hoán kinh doanh.

Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng còn gọi hùn vốn qua việc vay vốn của các ngân hàng thương mại, liên doanh liên kết với một số doanh nghiệp khác, thêm vào đó doanh nghiệp tiến hành phát hành trái phiếu để huy động vốn. Để thực hiện đúng theo kế hoạch kinh doanh của mình, sản xuất kịp thời, thì vấn đề về định hướng nguồn tài chính là hết sức quan trọng. Nên đa dạng hoá các nguồn cung ứng tài chính là một trong những nội dung quan trọng trong việc hoạch định chính sách tài chính. Công ty cần có những biện pháp để tăng cường nguồn lực tài chính của mình bằng những công cụ như vay vốn, xin trợ cấp, cổ phần hoá, và phát hành công trái, những công cụ này phù hợp với hình thức kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, và phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI - XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG " pptx (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)